Đưa Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu khu vực

2 năm trước 205

Chú thích ảnh

Nguồn lao động chủ yếu tập trung phục vụ cho ngành sản xuất - ngành công nghiệp hàng đầu đóng góp 16% vào GDP cả nước.

Lực lượng lao động Việt Nam cũng được đánh giá có chất lượng cao và lành nghề. Điều này được kỳ vọng sẽ tiếp tục củng cố vị trí của Việt Nam trong trong thời gian tới khi Chính phủ tiếp tục thúc đẩy và tạo điều kiện cho lĩnh vực đào tạo và phát triển tay nghề.   

Chi phí vận hành cạnh tranh dẫn đầu khu vực

Việt Nam là một trong những thị trường có chi phí vận hành bình quân thấp nhất trong khu vực, chỉ cao hơn hai quốc gia Campuchia và Myanmar. Tổng chi phí hoạt động trung bình dao động từ khoảng 79.280 USD đến 209.087 USD mỗi tháng.

Đồng thời, Việt Nam cũng xếp thứ tư trong bảng xếp hạng các thị trường có chi phí cho thuê kho hợp lý nhất, với giá trung bình là 5 USD/m2/tháng, đứng sau Thái Lan, Myanmar và Campuchia. Mức chi phí này được kỳ vọng sẽ tiếp tục được duy trì trong những năm tới khi tốc độ xây dựng nhà kho trên cả nước ngày càng tăng. Theo Báo cáo Logistics của Bộ Công thương (MoIT) năm 2021, trong 9 tháng đầu năm 2021, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập, kinh doanh vận tải và kho bãi tăng 4.61% với số vốn tăng 43% so với cùng kỳ năm 2020.

Cũng trong báo cáo trên, các chuyên gia đánh giá Việt Nam là một quốc gia đầy tiềm năng trong khu vực nhờ vào những cam kết bảo đảm của Chính phủ về việc giảm thuế quan, các quy định về thuế và sự trợ giúp từ các hiệp định thương mại tự do được thiết kế để hỗ trợ các doanh nghiệp mong muốn đầu tư vào thị trường Việt.  

Điểm đến đầy hấp dẫn để dịch chuyển sản xuất

Sản xuất và chế biến là hai lĩnh vực chủ yếu khi tiếp tục là nguồn thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam - chiếm gần 60% tổng vốn đầu tư vào năm 2020. Do đó, Chính phủ Việt Nam ngày càng đẩy mạnh việc xây dựng các khu công nghiệp nhằm phân bổ dòng vốn FDI đang ổn định này.
Tính đến tháng 5/2021, Việt Nam có 394 khu công nghiệp trên khắp cả nước với tổng diện tích đất tự nhiên là 121.900 ha. Năm 2021, TP Hồ Chí Minh đã dành ra hơn 300 ha đất để phát triển các khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tất cả các khu công nghiệp được xây dựng với định hướng đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp chuyên môn, từ đó rút ngắn quá trình di dời khi các nhà đầu tư nước ngoài quyết định đặt chân vào Việt Nam.

Thích ứng nhanh với số hoá và công nghệ tự động hoá

Báo cáo chuỗi cung ứng hàng năm của TMX, “Xây dựng lại Tốt hơn sau Đại dịch: Nhìn từ chuỗi cung ứng trong giai đoạn Bình thường mới” chỉ ra rằng, 60% các lãnh đạo Việt Nam tin rằng sẽ có nhiều ứng dụng công nghệ và công cụ kỹ thuật số được triển khai trong tương lai. Đồng thời, 58% các nhà lãnh đạo trong nước khẳng định sẽ ưu tiên áp dụng ngay các giải pháp kỹ thuật số mới nhất trong hoạt động kinh doanh của họ sau đại dịch.

Những con số trên đã phần nào phản ánh thực tế diễn ra tại Việt Nam. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đã và đang từng bước đầu tư vào các ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số như công nghệ đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%) và nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi kỹ thuật số (10.7%).

Nhìn chung, thị trường đang có những bước chuyển lớn để đón nhận và ứng dụng tự động hoá ngày càng nhiều. Tuy nhiên, đối với các công ty đang chưa biết phải bắt đầu từ đâu thì những công ty tư vấn chuyên nghiệp như TMX là người bạn đồng hành dành cho họ.

Đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong khu vực và trên thế giới của TMX làm việc với các doanh nghiệp nhằm phát triển chiến lược cho các chuỗi cung ứng số. Các chuyên gia sẽ tập trung chính vào đường lối kinh doanh và người tiêu dùng, mang lại các giá trị thương mại và lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như các công ty đa quốc gia đang trong quá trình tìm kiếm thị trường để chuyển đổi hoạt động các chuỗi cung ứng.

TMX hiện đang sở hữu phần mềm mô phỏng độc quyền, giúp xem xét và xác định mô hình chuỗi cung ứng phù hợp nhất với doanh nghiệp, bao gồm quy mô, vị trí, khả năng và mức độ tự động cho mọi nút trong mạng lưới của một doanh nghiệp, chẳng hạn như các nhà máy sản xuất, các trung tâm hợp nhất quốc tế, các trung tâm phân phối và các địa điểm hậu cần chặng cuối.

Nguồn bài viết