16:59
KẾT THÚC TRẬN
90'+4': Tuyển Mỹ thắng Úc 4-3 và giành tấm HCĐ môn bóng đá nữ Olympic Tokyo 2020.
16:53
90'+3': Morgan đang bị chấn thương khá nặng và nhiều khả năng không thể chơi tiếp phút cuối.
16:51
90': Trận đấu có 4 phút bù giờ.
16:50
BÀN THẮNG
90': VÀOOOOOO! 3-4 cho tuyển Úc. Gielnik tung cú sút xa từ ngoài vòng cấm, bóng đi hiểm khiến thủ môn Franch bay người hết cỡ cũng không thể chạm tay vào bóng.
16:47
87': Một pha nguy hiểm trước khung thành của tuyển Úc khi Lavelle chuyền ngang nhưng Mogan không đón được bóng.
16:44
85': Tuyển Mỹ có sự thay người cuối cùng khi Sonnett vào thay cho Press.
16:39
80': Tuyển Mỹ có sự thay người khi Morgan vào thay cho Lloyd.
16:35
75': Thủ môn Franch có pha bắt bóng chính xác sau pha đá phạt góc của tuyển Úc.
16:33
74': HLV Gustavsson đã thay đủ 5 cầu thủ trong một thế trận "không còn gì để mất" của tuyển Úc.
16:31
70': Lloyd đã đưa bóng vào lưới, nhưng trọng tài biên đã phất cờ việt vị.
16:27
67': HLV Gustavsson của tuyển Úc đã có 3 sự thay người nhằm tăng cường hàng tấn công.
16:26
65': Lloyd không thể có cú hattrick cho mình khi cú sửa bóng quá nhẹ và thủ môn Micah bắt gọn.
16:24
64': Nỗ lực đi bóng và tung ra cú sút xa của Press (Mỹ) đã không thành công.
16:22
61': Tuyển Mỹ có hai sự thay người liên tiếp khi Heath vào thay cho Rapinoe và Lavelle thay cho Mewis.
16:20
60': Trận đấu ở những phút vừa qua diễn ra rất hay khi tuyển Úc liên tiếp dâng cao tấn công nhằm tìm kiếm bàn thắng rút ngắn tỷ số.
16:15
55': NGUY HIỂM. Kerr băng vào đánh đầu, bóng đi trúng cột dọc tuyển Mỹ.
16:13
BÀN THẮNG
53': VÀOOOOOO! 2-4 cho tuyển Úc. Foord bay người đánh đầu sau đượt tạt bổng của đồng đội.
16:11
BÀN THẮNG
51': VÀOOOOOO! 4-1 cho tuyển Mỹ. Lloyd "xâu kim", bóng đi qua 2 chân thủ môn Micah của Úc sau pha đối mặt.
16:10
49': Tuyển Úc cho rằng bóng đã chạm tay một cầu thủ Mỹ trong vòng cấm, tuy nhiên trọng tài đã không công nhận.
16:03
HIỆP 2 BẮT ĐẦU
46': Tuyển Mỹ giao bóng.
15:50
HẾT HIỆP 1
45'+3': Tuyển Mỹ tạm dẫn Úc 3-1.
15:48
BÀN THẮNG
45'+1': VA2OOOO! 3-1 cho tuyển Mỹ. Lloyd ghi bàn đẹp mắt từ ngay rìa vòng cấm bằng chân trái.
15:47
45': Hiệp 1 có 3 phút bù giờ.
15:45
42': Rapinoe ngã trong vòng cấm, trọng tài xem lại công nghệ VAR và không có quả phạt 11m nào.
15:41
39': Thêm một tình huống chơi bóng không tốt của hàng hậu vệ tuyển Úc và Press (Mỹ) đã có cơ hội tung ra cú sút về phía khung thành tuyển Úc.
15:40
36': Thủ môn Franch từ đầu trận đến giờ đã chơi không tốt, cô vừa có pha đấm bóng sau đường chuyền từ cánh phải của tuyển Úc. Có lẽ Franch là vị trí đáng lo nhất cho tuyển Mỹ trong trận đấu này.
15:38
32': Tuyển Úc đang chơi pressing. Cầu thủ chơi nổi bật bên phía tuyển Úc vẫn là Kerr.
15:28
27': Tiền vệ Rapinoe vẫn cho thấy cô là một cầu thủ rất nguy hiểm và đầy kinh nghiệm bên phía tuyển Mỹ dù đã ở tuổi 36. Tại giải đấu này, Rapinoe ít khi được đá chính và thường vào sân trong hiệp 2.
15:23
BÀN THẮNG
21': VÀOOOOOO! 2-1 cho tuyển Mỹ. Rapinoe tung cú sút vô lê cận thành sau khi bất ngờ nhận được đường phá bóng hỏng của hậu vệ tuyển Úc.
15:21
19': Kerr tiếp tục có pha đánh đầu nguy hiểm cho tuyển Úc và thủ môn Franch đã kịp đẩy ra.
15:18
BÀN THẮNG
17': VÀOOOOOO! 1-1 cho tuyển Úc. Sam Kerr đã sút bóng góc hẹp, thủ môn Franch đã để bóng tuột qua khỏi tay.
15:16
13': Press (Mỹ) đã có pha đi bóng ở cánh phải và tung ra cú sút nguy hiểm nhưng thủ môn Micah đã kịp đẩy ra.
15:12
10': Những phút vừa qua, hàng hậu vệ tuyển Úc đã chơi không tốt với những pha phá bóng không dứt khoát.
15:10
BÀN THẮNG
8': VÀOOOOOO! 1-0 cho tuyển Mỹ. Rapinoe đá phạt góc vào bóng đi thẳng vào khung thành tuyển Úc.
Trước đó, thủ môn Micah (Úc) đã hóa giải được cú sút cận thành của Press.
15:03
2': Tuyển Úc đã cho thấy quyết tâm rất cao trong trận đấu này khi nhanh chóng dâng cao tấn công.
14:59
HIỆP 1 BẮT ĐẦU
1': Tuyển Úc giao bóng trước.
14:46
ĐỘI HÌNH RA SÂN
Tuyển Úc: Micah; Butt, Catley, Foord, Kennedy, Logarzo, Polkinghorne, Raso, Simon, Egmond, Kerr
Tuyển Mỹ: Franch; Davidson, Dunn, Julie Ertz, Franch, Horan, Lloyd, Mewis, O’Hara, Press, Rapinoe, Sauerbrunn
* NHẬN ĐỊNH TRƯỚC TRẬN
Cả tuyển Mỹ và Úc đều thất bại với tỷ số 0-1 ở bán kết và trận đấu này sẽ là cơ hội cuối cùng để các cô gái đến từ xứ sở chuột túi có thể mang về tấm huy chương Olympic đầu tiên trong lịch sử, còn với đội bóng nữ số 1 thế giới, tấm HCĐ sẽ giúp họ vớt vát lại danh dự.
Thành tích tốt nhất của Úc tại Olympic là lọt vào tứ kết các năm 2004 và 2016, nhưng ở Nhật Bản mùa hè này, đại diện của châu Đại dương đã làm nên kỳ tích khi vào đến bán kết, đó là nền tảng tích cực cho họ để hướng đến World Cup 2023 được tổ chức tại quê nhà.
|
Đội bóng của HLV Tony Gustafsson bước vào tứ kết với tư cách là một trong hai đội xếp thứ ba có thành tích tốt nhất. Tại tứ kết họ phải cần đến 120 phút để đanh bại Anh với tỷ số suýt sao 4-3 trước khi để thua Thuỵ Điển ở bán kết.
Trong khi đó, tuyển Mỹ lại cho thấy một sự thất vọng tại Olympic lần này. Ngay tại trận đấu mở màn, họ đã chịu một thất bại thảm hại 0-3 trước Thuỵ Điển. Bước vào tứ kết là đội bóng xếp thứ hai của bảng G, Mỹ cũng phải nhờ đến loạt penalty may rủi mới có thể đánh bại được Hà Lan.
|
Tiếp đón đội bóng láng giềng Canada ở bán kết, dù chiếm ưu thế trong phần lớn thời gian thế nhưng một sai lầm của hậu vệ ở phút 75 đã dâng cho đối thủ một quả penalty. Cú đá penalty thành công của Jessie Fleming đã khiến tuyển Mỹ một lần nữa lỡ hẹn với tấm HCV Olympic.
Sau ba huy chương vàng liên tiếp từ năm 2004 đến năm 2012, Mỹ đã trải qua hai kỳ Olympic mà không góp mặt ở trận chung kết. Olympic Tokyo được xem là một giải đấu thất bại của một đội bóng đã có quá nhiều kinh nghiệm chiến thắng ở các giải đấu quốc tế.
|
Ở vòng bảng, trong thế trận nếu hòa cả hai sẽ đi tiếp khiến trận đấu diễn ra rất “giao hữu”. Tuy nhiên, trận đấu chiều nay sẽ hứa hẹn quyết liệt hơn khi cả hai đều không muốn ra về “trắng tay”.
Tuyển Mỹ được đánh giá cao hơn với dàn cầu thủ giàu kinh nghiệm, nhưng tuyển Úc đang có quyết tâm với tấm huy chương đầu tiên tại Olympic sẽ khiến trận tranh HCĐ hấp dẫn hơn. Dự đoán tuyển Mỹ sẽ có chiến thắng 3-2 trước tuyển Úc.