Trải nghiệm bay thử tàu bay Embraer E190-E2 TechShark tại Việt Nam

2 năm trước 175
Chú thích ảnhTàu bay Embraer E190-E2 cùng đội bay tại Việt Nam.

E190-E2 là một lựa chọn tối ưu cho các sân bay khu vực (regional airports), đặc biệt là các sân bay có đường băng ngắn hiện đang gặp nhiều hạn chế khi tiếp nhận các loại máy bay cỡ lớn. Điểm mạnh của E190-E2 nằm ở khả năng cải thiện giao thương giữa các khu vực trên toàn quốc, mang đến nhiều thuận lợi cho khách hàng nói riêng và sự phát triển kinh tế nói chung.

Trong buổi bay thử, máy bay phản lực E190-E2 khoác lên mình thiết kế Techshark độc đáo, được ra mắt lần đầu tại buổi trình diễn Singapore Airshow. Thiết kế TechShark táo bạo được tạo ra nhằm biểu trưng cho những đổi mới kỹ thuật tiên tiến và hiệu suất vượt trội mà dòng máy bay phản lực E2 của Embraer mang lại.

Chú thích ảnhTàu bay Embraer-E190E2-tại sân bay Nội Bài.

Bên cạnh màn trình diễn máy bay đầy ấn tượng, Embraer cũng đồng thời phát hành báo cáo Sách Trắng với tiêu đề “Tiềm năng kết nối hàng không của Việt Nam”. Trong đó, Embraer đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về thị trường cũng như những tiềm năng mà máy bay phản lực dân dụng cỡ nhỏ có thể mang lại cho ngành hàng không Việt Nam trong và ngoài nước. Bản báo cáo nhấn mạnh các lợi ích khi đưa máy bay phản lực dân dụng cỡ nhỏ vào sử dụng, trong việc tối ưu phân bổ Ngân sách Quốc gia nhằm phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Ông Martyn Holmes, Giám đốc Thương mại của Tập đoàn Embraer cho biết: “Chúng tôi rất vinh dự khi có cơ hội được giới thiệu những tính năng ưu việt của E190-E2 tại Việt Nam, đặc biệt là khả năng vận hành với chi phí vận hành thấp nhất trong các dòng máy bay một lối đi trên thị trường. Việt Nam là một quốc gia với tiềm lực kinh tế mạnh mẽ, và việc đưa dòng máy bay phản lực hiện đại như E190-E2 vào bản đồ hàng không nội địa chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội cho những đường bay mới trong nước và khu vực. Từ đó, ngành hàng không sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc kích thích phát triển thương mại, du lịch, tạo ra cơ hội việc làm và thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước.”

Chú thích ảnhTàu bay Embraer-E190E2-tại sân bay Côn Đảo.

Các dòng máy bay phản lực E-Jets đã được đưa vào hoạt động tại Việt Nam từ năm 2020, giúp cải thiện khả năng kết nối giữa các sân bay trong nước, nổi bật là đường bay thẳng Hà Nội - Côn Đảo, hay dịch vụ máy bay phản lực đầu tiên từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đến Điện Biên Phủ.
Xuất hiện trên thị trường quốc tế từ năm 2018, E190-E2 là máy bay phản lực một lối đi có sức chứa lên đến 114 ghế ngồi, với thiết kế phân bổ ghế ngồi 2x2 đặc trưng của Embraer. Được trang bị những công nghệ mới nhất, cũng như kế thừa hiệu quả vận hành ổn định từ những dòng máy bay phản lực E-Jets thế hệ đầu tiên, E190-E2 không chỉ giúp tối ưu chi phí vận hành mà còn mang lại hiệu suất vượt trội, giúp việc hạ cánh trên các sân bay có hạn chế về độ cao hoặc độ dài đường băng trở nên dễ dàng hơn. E190-E2 cũng được thiết kế nhằm đảm bảo khoang hành lý lớn, chống ồn tồi đa và giảm thiểu tác động đến môi trường, tạo nên sự thoải mái cho hành khách. Ngoài ra, E190-E2 cũng được trang bị hai động cơ Pratt & Whitney PW1900G GTF™ mạnh mẽ.

Chú thích ảnhBuồng lái của máy bay E190-E2.

Dòng máy bay E2, bao gồm E190-E2 và E195-E2, hiện đang được khai thác bởi nhiều hãng hàng không quốc tế bao gồm KLM (Hà Lan), Helvetic Airlines (Thụy Sĩ), Azul (Brazil), Air Peace (Nigeria) và sắp tới là Porter Airlines (Canada).

Tại Việt Nam, một số dòng máy bay do Embraer sản xuất cũng đã được đưa vào khai thác. Tới nay, Bamboo Airways đang sở hữu đội bay gồm 5 chiếc E190 và Vietstar Airlines cũng đã sử dụng máy bay Embraer cho dịch vụ bay trọn gói (charter). Embraer E195-E2 cũng đã có một buổi bay thử tại Việt Nam vào năm 2019.

Nguồn bài viết