Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tỉnh Hậu Giang tích cực thực hiện và đạt nhiều thành tựu nổi bật như: Nhận thức của phần lớn cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh chuyển biến rõ rệt; dân chủ cơ sở được nâng cao hơn, ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân từng bước được nâng lên.
Diện mạo nông thôn đổi thay
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn ở nhiều nơi của Hậu Giang ngày càng khởi sắc, đổi mới, văn minh; cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, đời sống và thu nhập của người dân được cải thiện đáng kể.
Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn của tỉnh Hậu Giang cuối năm 2023 tăng 3,8 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm xuống còn 3,29% cuối năm 2023.
Cuối năm 2020, toàn tỉnh Hậu Giang có 32/51 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 62,75%. Từ năm 2021 đến nay, tỉnh xây dựng và công nhận mới 9 xã nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới của toàn tỉnh đến nay là 41/51 xã, đạt 80,39%. Số tiêu chí bình quân/xã là 18,2 tiêu chí/xã.
Và nếu như cuối năm 2020 toàn tỉnh có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nhưng từ năm 2021 đến nay tỉnh công nhận thêm 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Lũy kế đến nay tỉnh có 11 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Đặc biệt, cuối năm 2020, toàn tỉnh chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, nhưng từ năm 2021 đến nay tỉnh công nhận 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Toàn tỉnh cũng có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn nông thôn mới là huyện Châu Thành A, thành phố Vị Thanh và thành phố Ngã Bảy.
Quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hậu Giang xuất hiện nhiều mô hình nổi bật trong xây dựng nông thôn mới, được người dân tích cực hưởng ứng và nhân rộng. Đó là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh có các mô hình: “Tuyến đường hoa kiểu mẫu, thân thiện với môi trường”, “Sáng từ ngõ, đẹp từ nhà”, mô hình theo phương thức 3 chung. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh có các mô hình: Mô hình “5 không 3 sạch toàn diện”; “Đường hoa nhà sạch”.
Hội Cựu chiến binh tỉnh có các mô hình: "Đường đẹp nhà quy ước"; mô hình "6 không", "Câu lạc bộ tự quản bảo vệ môi trường",… Đoàn Thanh niên có các mô hình: “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” kết hợp với phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, “Ngày Chủ nhật xanh, thứ Bảy tình nguyện”.
Hội Nông dân tỉnh có mô hình Chi hội nông dân "nói không với rác thải nhựa", "Tuyến đường đẹp, dòng sông sạch"; "Tổ hội bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu"; "Tổ thu gom bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật". Mô hình vận động người dân làm kè sinh thái, xây tường chắn lũ, làm đường bê tông, làm cống hở kiên cố, trồng hoa kiểng, lắp đèn chiếu sáng tuyến kênh Ngã Cạy, ấp Phước Hưng (xã Đông Phước A, huyện Châu Thành). Mô hình đổi rác thải nhựa thành tiền tại ấp 1 thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ…
Tăng thu nhập khu vực nông thôn gấp 3 lần
Sản xuất lúa chất lượng cao tại xã nông thôn mới nâng cao Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Duy Khương/TTXVNThời gian qua, Hậu Giang xác định xây dựng nông thôn mới là thực hiện một cách thiết thực, hiệu quả vì lợi ích của người dân nông thôn; là cuộc vận động lớn để hỗ trợ, khích lệ người dân chủ động thực hiện, tự nguyện tham gia góp công, góp sức; nhà nước định hướng, hỗ trợ tích cực nhưng không làm thay.
Tỉnh đưa phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân và người dân nông thôn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên và lâu dài; có quyết tâm chính trịcao, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Cùng với đó là tỉnh phát huy ý chí, sức mạnh, vai trò chủ thể của nông dân và người dân nông thôn trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn để thành yếu tố quyết định thành công; liên kết giữa nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp để hình thành các chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp làm tiền đề quan trọng khắcphục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống của người dân nông thôn.
Tỉnh cũng cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn bắt đầu từ thị trường, phát huy lợi thế so sánh gắn với ứng dụng khoa học và công nghệ, sự đổi mới, sáng tạo của người dân để làm ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năngcạnh tranh cao. Nhất là tỉnh đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học và công nghệ; tăng cường xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nông sản, tận dụngcơ hội các hiệp định thương mại tự do, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trong thời gian tới, Hậu Giang tiếp tục thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch đề ra. Nhất là tỉnh xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa. Cũng như tỉnh tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Trong đó, Hậu Giang tập trung đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn hiện đại, kết nối với đô thị, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn.
Giao thông nông thôn xã nông thôn mới Vị Tân, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Duy Khương/TTXVNĐồng thời, tỉnh chú trọng nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, thể thao nông thôn, nâng cao đời sống tinh thần và an ninh nông thôn. Cùng với đó, tỉnh xây dựng cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh, giàu bản sắc văn hóa truyền thống.
Hậu Giang đặt mục tiêu từ nay đến 2030, tốc độ tăng trưởng GRDP nông, lâm, thủy sản đạt bình quân 3,05%/năm; tăng năng suất lao động nông nghiệp bình quân 5,5 - 6%/năm; tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ nông thôn phấn đấu đạt bìnhquân trên 10%/năm.
Tỷ lệ xã nông thôn mới của tỉnh đạt 100% tổng số xã; trong đó, số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đạt trên 50%, số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đạt trên20%; số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới đạt 75% (6 đơn vị cấp huyện); trong đó, phấn đấu 35% số đơn vị cấp huyện (2 đơn vị) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của tỉnh năm 2030 tăng tối thiểu 3,0 lần so với năm 2020.