TP. Pleiku: Chú trọng công tác đào tạo nghề cho người nghèo

1 năm trước 75

Chú thích ảnh

Theo báo cáo của UBND TP. Pleiku, trong năm 2023, tổng kinh phí dành cho công tác đào tạo nghề là trên 1,3 tỷ đồng. Từ nguồn ngân sách này, TP. Pleiku đã triển khai nhiều lớp học nghề gắn với thực tiễn cuộc sống hằng ngày cho người nghèo, cận nghèo, hộ gia đình khó khăn.

Đơn cử như lớp học nghề trồng rau an toàn, với 35 học viên dân tộc thiểu số, đại diện các hộ gia đình của làng Wâu và làng Ktu (xã Chư Á). Trong thời gian 1,5 tháng, các học viên được giảng viên Trường Cao đẳng Gia Lai truyền đạt những kiến thức trồng và chăm sóc các loại rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, quy trình khép kín về trồng rau các nhóm như: rau ăn lá, ăn quả, ăn củ, tiêu thụ sản phẩn. Hướng dẫn về kỹ thuật làm đất, bón phân, quản lý dịch hại. Qua đó, áp dụng vào thực tiễn, nâng cao chất lượng nông sản, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế.

Thông qua lớp học nhằm nâng cao chất lượng các mặt hàng thực phẩm, rau xanh, hướng đến cung cấp rau an toàn, rau sạch cho cộng đồng và phục vụ người dân tại địa phương. Đồng thời, tạo việc làm và nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác.

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Xã Tân Sơn (TP. Pleiku) cũng là một trong những điển hình cho công tác đào tạo nghề cho người nghèo, cận nghèo. Trong năm 2023, xã đã tổ chức được được 2 lớp đào tạo nghề du lịch cộng đồng (33 học viên) và thợ nề (30 học viên). Sau khi được đào tạo, chính quyền xã đã phối hợp với các nhà hàng, homestay, khu du lịch tìm kiếm việc làm cho các học viên được đào tạo nghề du lịch cộng đồng.

Ông Nguyễn Văn Tuyên - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Sơn chia sẻ: "Hiện chúng tôi đang tiếp tục mở lớp đào tạo cồng chiêng với 80 học viên. Sau khi đào tạo, chúng tôi sẽ liên kết với các nhà hàng cơm lam gà nướng, homestay, khu du lịch trong vùng để học viên trình diễn cồng chiêng theo nhu cầu của du khách. Từ đó tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho các học viên".

Được biết, từ đầu năm đến nay, Phòng Lao động -  Thương binh và Xã hội TP. Pleiku đã mở nhiều lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn để trang bị các hộ dân tộc thiểu số những kiến thức, kỹ thuật căn bản trong quá trình sản xuất, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thêm thu nhập cho người dân.

Chú thích ảnh

Nguồn bài viết