TP.HCM cần thêm hơn 7.000 nhân viên y tế hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19

3 năm trước 326
TP.HCM cần thêm hơn 7.000 nhân viên y tế hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 Quân dân y Miền Đông (ảnh chụp chiều 22-7) - Ảnh: TỰ TRUNG

Trong văn bản, ông Nguyễn Thành Phong nêu vừa qua ngành y tế TP.HCM đã được Bộ Y tế hỗ trợ nhân lực tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.

Cụ thể, số lượng nhân lực tham gia công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 là 1.936 nhân viên y tế. Trong đó có 573 bác sĩ, 1.363 điều dưỡng, kỹ thuật viên từ 25 bệnh viện trung ương, bộ, ngành và sở y tế các tỉnh, thành phố tham gia hỗ trợ.

Về công tác điều tra, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, số nhân lực do Bộ Y tế huy động là 1.601 giảng viên, sinh viên, gồm 556 người tham gia điều tra, truy vết; 1.045 người tham gia lấy mẫu xét nghiệm.

Nhằm tiếp tục tăng cường nguồn nhân lực, để hỗ trợ ngành y tế TP.HCM trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp hiện nay, UBND TP đề xuất hỗ trợ nhân lực y tế cụ thể như sau: 

Về công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, đề nghị hỗ trợ 927 bác sĩ (bao gồm 150 bác sĩ hồi sức và 777 bác sĩ khám và điều trị); 4.137 điều dưỡng, kỹ thuật viên (bao gồm 400 điều dưỡng hồi sức, 50 kỹ thuật viên xét nghiệm, 50 kỹ thuật viên X-quang và 3.637 điều dưỡng chăm sóc người bệnh). 

Với công tác lấy mẫu xét nghiệm, UBND TP đề xuất hỗ trợ 2.000 nhân viên có chuyên môn y tế tham gia lấy mẫu xét nghiệm. 

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tính từ 19h30 ngày 21-7 đến 18h ngày 22-7, thành phố ghi nhận 4.218 trường hợp nhiễm mới. Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay), thành phố đã có tổng cộng 45.561 trường hợp nhiễm COVID-19 được công bố.

Ngày 22-7, UBND TP.HCM gửi văn bản đến các sở, ban, ngành về phát động phong trào "Toàn dân tham gia phòng, chống dịch COVID-19 và xuất, nhập cảnh trái phép".

UBND TP giao Sở Thông tin và truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nền tảng mạng xã hội về phong trào trên.

Mục đích nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, huy động sức mạnh của nhân dân tham gia cùng các lực lượng chức năng thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch và xuất, nhập cảnh trái phép ở khu vực biên giới biển, cửa khẩu cảng TP.

UBND TP cũng giao UBND các quận 4, 7, huyện Cần Giờ, Nhà Bè và TP Thủ Đức chỉ đạo, phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, các phường, xã, thị trấn chủ động phối hợp với các đồn biên phòng, trạm biên phòng cửa khẩu cảng trên địa bàn vận động nhân dân và phát động, tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào.

Đối với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP phải có kế hoạch chỉ đạo các đơn vị biên phòng phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và địa phương tổ chức phát động, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng phong trào.

Bên cạnh đó phối hợp Công an TP chỉ đạo Công an TP Thủ Đức và các quận, huyện liên quan phối hợp với các đơn vị bộ đội biên phòng và lực lượng chức năng kịp thời phát hiện xử lý các trường hợp xuất, nhập cảnh trái phép. Đồng thời, tổ chức khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào.

TP.HCM nâng cấp hệ thống điều trị COVID-19 lên 5 tầngTP.HCM nâng cấp hệ thống điều trị COVID-19 lên 5 tầng

TTO - Để ứng phó với số ca F0 liên tục tăng cao, Sở Y tế TP.HCM đã quyết định nâng cấp hệ thống điều trị COVID-19 lên 5 tầng so với 4 tầng trước đây, với tầng 1 là cơ sở chăm sóc và theo dõi sức khỏe các trường hợp F0 tại địa bàn quận huyện.

Nguồn bài viết