Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh đề nghị, thời gian tới, lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, phối hợp chặt chẽ; chấp hành và thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tài nguyên và môi trường; xây dựng Đảng bộ Sở thực sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, đảng viên.
Ngành tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trách nhiệm, chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cao, có bản lĩnh, tư duy đột phá, tầm nhìn dài hạn; tăng cường kỷ luật, kỷ cương với phương châm 5 rõ (rõ người, rõ việc, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm, rõ hiệu quả); đề cao vai trò người đứng đầu với phương châm sáng tạo, hành động, hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Đơn vị tăng cường rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của tỉnh liên quan đến đất đai để thống nhất và tháo gỡ các nội dung còn bất cập; đồng thời, tham mưu cho tỉnh sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, xác định giá đất để thu tiền sử dụng đất, thuê đất các dự án, thẩm định đánh giá tác động môi trường, cấp phép khai thác khoáng sản. Ngành Tài nguyên và Môi trường tập trung hoàn thành việc lập, phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với tầm nhìn dài hạn để phân bổ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực tài nguyên đáp ứng yêu cầu thực hiện chiến lược phát triển nhanh và bền vững.
Sở đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng tài nguyên số để đưa vào vận hành hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về đất đai tập trung, thống nhất, đa mục tiêu, tích hợp và liên thông; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tiếp cận quản lý theo mục tiêu, đánh giá dựa trên kết quả, cải cách triệt để, rút gọn, lồng ghép, thực hiện đồng thời các thủ tục hành chính, khuyến khích đổi mới sáng tạo trong ngành. Ngành tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường, hướng tới phát triển bền vững; đẩy mạnh hướng dẫn, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ở cơ sở...
Ông Hoàng Văn Thực, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương cho biết, ngày 1/7/2003, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1593/QĐ-UB về việc thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường. Khi mới thành lập, đơn vị có 99 người với 7 phòng chuyên môn và 2 đơn vị sự nghiệp. Trải qua quá trình chia tách, sáp nhập, kiện toàn tổ chức, bộ máy, đến nay, Sở có 6 phòng chuyên môn, 1 chi cục và 5 đơn vị sự nghiệp với 343 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Hệ thống tổ chức quản lý của ngành ngày càng ổn định; trong đó có 12 phòng Tài nguyên và Môi trường ở cấp huyện với 77 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và 327 công chức địa chính ở cấp xã.
Sở đẩy mạnh công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chủ động tham mưu cho tỉnh nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả, hợp lý nguồn lực tài nguyên khoáng sản. Đầu năm 2023, Sở đã tham mưu tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 khu vực mỏ làm vật liệu xây dựng thông thường. Qua đó đã thực hiện đấu giá thành công 2 khu vực, đang triển khai thực hiện đấu giá đối với 3 khu vực còn lại. Đơn vị tập trung triển khai cải cách hành chính với nhiều thủ tục được cắt giảm, đơn giản hóa giúp giảm thiểu chi phí, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp; quan tâm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giải quyết công việc. Sở luôn coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu...