Cần Thơ nỗ lực tạo việc làm và đảm bảo an sinh xã hội, thích ứng dịch COVID-19

2 năm trước 409
Chú thích ảnhQuang cảnh Hội nghị. Ảnh: TTXVN phát

Tuy nhiên, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã có nhiều nỗ lực, thực hiện đạt và vượt nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ quan trọng, trong đó nổi bật là nhiệm vụ về đào tạo lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Để công tác lao động, người có công và xã hội trên địa bàn đạt hiệu quả thời gian tới, ông Dương Tấn Hiển yêu cầu, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề thích ứng điều kiện sản xuất mới. Ngành nghiên cứu, đề xuất, tổ chức thực hiện các giải pháp để phục hồi, củng cố, vận hành thị trường lao động phù hợp tiến trình phục hồi nền kinh tế trên địa bàn thành phố, hỗ trợ giải quyết việc làm, thu hút lao động quay trở lại làm việc...

Ngành cần đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả, phát huy sáng kiến giảm nghèo dựa vào cộng đồng... Đặc biệt, ngành cần tăng cường truyền thông để huy động tối đa nguồn lực cho giảm nghèo, khơi dậy ý chí vươn lên, chủ động thoát nghèo của người nghèo. 

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ, từ cuối tháng 4/2021 đến nay, dịch COVID-19 bùng phát lần thứ tư đã ảnh hưởng đến đời sống người dân, nhất là đối với người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và người có công. Thị trường lao động bị ảnh hưởng nặng nề, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp bị đứt gãy… Trước bối cảnh đó, ngành đã trợ cấp thường xuyên cho 504.141 lượt đối tượng bảo trợ xã hội ở ngoài cộng đồng, tổng kinh phí hơn 220,675 tỷ đồng; trợ cấp cho trên 71.000 lượt người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên, tổng kinh phí trên 118 tỷ đồng. Đến cuối năm 2021, trên địa bàn có 254 hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố giảm còn 0,21% tương đương 782 hộ, vượt chỉ tiêu đề ra.

Chú thích ảnhTrao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 2 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không có ai bị bỏ lại phía sau”. Ảnh: TTXVN phát

Để hỗ trợ doanh nghiệp trở lại hoạt động, khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch COVID-19, Sở đẩy mạnh hoạt động kết nối cung - cầu lao động, khôi phục thị trường lao động thành phố Cần Thơ. Sở phối hợp với các địa phương rà soát, tổng hợp danh sách người trong độ tuổi lao động, phân loại để đào tạo nghề, giới thiệu việc làm theo nhu cầu tuyển dụng, đơn đặt hàng của doanh nghiệp trên địa bàn.

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025 và cũng là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết về thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Cần Thơ mà Quốc hội vừa thông qua. Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố hướng tới phát triển thị trường lao động linh hoạt, liên thông, kết nối chặt chẽ cung - cầu, đảm bảo huy động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, dịch chuyển lao động, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ để nâng tầm kỹ năng lao động. Đồng thời, ngành hướng tới phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, đa dạng và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của các nhóm đối tượng, nhất là đối tượng yếu thế; triển khai đầy đủ, kịp thời chính sách an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

Nguồn bài viết