Ống tiêm cải tiến giúp Hàn Quốc đẩy nhanh chương trình tiêm vaccine COVID-19

3 năm trước 689
Chú thích ảnhMột công nhân với những mẫu ống tiêm LDS tại nhà máy ở Gunsan, Hàn Quốc ngày 5/4. Ảnh: Reuters

7 giờ sáng vào đúng ngày Giáng sinh, Cha Jung-hoon – Thứ trưởng phụ trách các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hàn Quốc – nhận được cuộc gọi từ cấp trên khẩn cấp ngồi xe 3 tiếng để tới trụ sở công ty sản xuất ống tiêm Poonglim.

Nhiệm vụ được đặt ra rất rõ ràng: Làm thế nào mà chính phủ có thể thuyết phục và hỗ trợ Poonglim – khi đó chỉ có 80 nhân viên – nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất ống tiêm “có không gian chết thấp” (LDS). Đây là loại ống tiêm được cải tiến có thiết kế khiến lượng vaccine còn dư trong ống tiêm giảm xuống mức tối thiểu và từ đó có thể dùng được nhiều vaccine hơn cho nhiều người khi so với lúc dùng ống tiêm thông thường.

“Nó sẽ giúp chúng ta có thêm vaccine”, Thứ trưởng Cha nhớ lại cuộc điện thoại với cựu Bộ trưởng Park Young-sun khi trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters.

Hứng chịu chỉ trích từ truyền thông địa phương do không dự trữ đủ vaccine ngừa COVID-19, Chính phủ Hàn Quốc đã xem xét các phương án để có thể tăng nguồn cung dự trữ. Một trong những cách đó là cải tiến ống tiêm LDS.

Nhu cầu về sản phẩm bỗng chốc tăng mạnh và lan rộng ra toàn cầu, sau khi ống tiêm LDS chứng minh có thể dùng liều tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech cho 5 người với ống tiêm bình thường thành phần dành cho 6 người.

“Pfizer bắt đầu tìm đến ống tiêm LDS… Sử dụng ống tiêm LDS sẽ giúp lượng vaccine phân phối tới người dân tăng 20%”, nhà chức trách nói.

Tại Hàn Quốc, Poonglim trở thành nhà sản xuất đi đầu với ống tiêm LDS. Theo các nhân viên y tế Hàn Quốc, các ông tiêm của cơ sở này rất dễ sử dụng.

Ống tiêm LDS cũng có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các nhà sản xuất thuốc vì hầu hết các hợp đồng đều dựa trên số lượng liều được chiết xuất từ mỗi lọ.

Trong những tuần sau đó, các quan chức chính phủ đã tìm đến tập đoàn lớn nhất đất nước, Samsung, để giúp tái trang bị dây chuyền sản xuất cũng như tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán với Pfizer và hướng dẫn Poonglim thông qua các thủ tục pháp lý. Bộ các doanh nghiệp nhỏ cũng thu xếp các khoản vay cho Poonglim.

Đây không phải là lần đầu tiên Hàn Quốc hành động quyết liệt trong cuộc chiến chống lại COVID-19. Ngay từ đầu mùa dịch, quốc gia Đống Bắc Á này đã giành được nhiều lời khen ngợi vì chương trình truy tìm dấu vết và liên lạc.

Ống tiêm LDS đã giúp Pfizer nhân được giấy phép từ cơ quan quản lý dược phẩm ở một số quốc gia để dán nhãn các lọ vaccine của mình được chiết ra 6 liều.

Với nhãn mới, cùng việc mở rộng và cải tiến sản xuất cũng như bổ sung thêm nhiều nhà cung cấp, trong tháng 1, Pfizer nâng dự báo liều vaccine mà họ có thể cung cấp trên toàn cầu vào năm 2021 từ 1,3 tỷ lên 2 tỷ. Gần đây, công ty đã nâng dự báo lên gần 2,5 tỷ.

Chú thích ảnhNhững ống tiêm này được thiết kế nhằm giảm đến mức tối thiểu lượng vaccine dư thừa trong ống khi tiêm xong. Ảnh: Reuters

Đôi bên cùng có lợi

Thứ trưởng Cha cho biết vào ngày 2/1, Poonglim đã gửi mẫu tiêm sang cho Pfizer. Chỉ 1 tuần sau đó, công ty sản xuất vaccine của Mỹ đem về đánh giác tích cực. Tất cả quá trình ống tiêm của Poonglim nhận được sự thông qua của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chỉ mất chưa đầy 2 tháng sau chuyến thăm cơ sở của Thứ trưởng Cha.

Pfizer cho biết họ không có bất kỳ thỏa thuận thương mại nào với Poonglim và từ chối bình luận về bất kỳ hợp đồng nào với nhà sản xuất ống tiêm.

Tại Hàn Quốc, hành động nhanh chóng của chính phủ đối với ống tiêm LDS đã được Tổng thống Moon Jae-in ca ngợi là một câu chuyện thành công trong thời dịch.

Sản lượng hàng năm của Poonglim đã tăng hơn 7 lần trong vòng chưa đầy 4 tháng lên 360 triệu và công ty đã trở thành một trong những nhà sản xuất ống tiêm LDS lớn nhất thế giới.

Trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng của Hàn Quốc đang diễn ra chậm hơn so với các chiến dịch ở Anh hoặc Mỹ do giới hạn trong việc tiếp cận vaccine, sự xuất hiện của ống tiêm LDS đã giúp quốc gia này hoàn thành tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine cho 1,77 triệu người tương đương 3,4% dân số.

Để so sánh, Nhật Bản đã tiêm chủng cho 1,39 triệu người, tương đương 1,1% dân số mặc dù bắt đầu chiến dịch tiêm chủng sớm hơn 9 ngày.

Trong tháng này, Seoul cũng khuyến nghị sử dụng ống tiêm LDS cho tất cả các loại vaccine COVID-19 chứ không riêng gì vaccine của Pfizer.

Nguồn bài viết