Ấn Độ sẽ xây dựng dự án thử nghiệm tầu điện siêu tốc qua ống chân không

10 tháng trước 81
Chú thích ảnhTàu siêu tốc Hyperloop của công ty HTT. Ảnh minh họa: Reuters

Giám đốc công nghệ của tập đoàn này Pinakin Chaubal nhận định đây là “một dự án đầy cảm xúc” khi các khái niệm về Hyperloop hướng tới một ngành công nghiệp mang tính chuyển tiếp trong hoạt động vận tải, trong đó sản phẩm thép đóng vai trò then chốt.

Trên lý thuyết, Hyperloop sử dụng nam châm điện công suất cao để đẩy các toa tàu bay qua một đường ống. Điều kiện gần như chân không bên trong lòng ống, cho phép tàu đi với tốc độ siêu nhanh, có thể lên tới 1000km/h, trong khi có mức tiêu thụ năng lượng thấp.

Theo thông báo, ArcelorMittal hợp tác cùng Viện Công nghệ Madras Ấn Độ (IIT Madras), với sự trợ giúp của Bộ Đường sắt quốc gia Nam Á này, để xây dựng một đoạn đường ống dài 400m và toa tầu thử nghiệm.

Dự kiến, công trình thử nghiệm này sẽ được xây dựng tại bãi thí nghiệm khám phá Discovery Campus của IIT Madras tại ngoại ô thành phố Chennai, thuộc bang Tamil Nadu, phía Nam của Ấn Độ, với thời gian hoàn thành để sẵn sàng thử nghiệm vào cuối tháng 3/2024. ArcelorMittal sẽ cung cấp nhân sự, bao gồm cả các kỹ sư cao cấp, và vật liệu cần thiết cho công trình này, nổi bật là 400 tấn thép chuyên dụng.

Sau giai đoạn thử nghiệm, các bên dự định phát triển một tuyến đường thí điểm để đánh giá tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế của sáng kiến này trước khi đưa vào sử dụng trong thực tế nếu thành công.

Nhiều chuyên gia nhận định những ưu điểm nổi bật của công nghệ tầu siêu tốc ống chân không Hyperloop là hiệu quả về thời gian và năng lượng so với các phương tiện như tầu siêu tốc đệm từ và máy bay, gây ít tác hại tới môi trường hơn do sử dụng điện và di chuyển hoàn toàn trong ống kín, cùng khả năng vận chuyển số lượng hành khách lớn.

Nguồn bài viết