Đổi mới công tác xúc tiến thương mại để tránh phụ thuộc một thị trường

2 năm trước 232
Đổi mới công tác xúc tiến thương mại để tránh phụ thuộc một thị trường - Ảnh 1.

Thúc đẩy xúc tiến thương mại để đa dạng hóa thị trường - Ảnh: N.K

Trong khuôn khổ chương trình, Cục Xúc tiến thương mại đã khởi động chuyên mục "Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam" trên Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Theo ông Vũ Bá Phú - cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại dài hạn và duy nhất của Chính phủ được hình thành và phát triển trong 18 năm.

Hiện Việt Nam đã công nhận được 124 doanh nghiệp với 283 sản phẩm được xét chọn đạt Thương hiệu quốc gia, mục tiêu đến năm 2030, chúng ta sẽ xây dựng và phát triển được 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. 

Ông Phú cho hay một trong những mục tiêu quan trọng là xây dựng và phát triển thương hiệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư. Đồng thời tuyên truyền quảng bá hình ảnh quốc gia có uy tín về hàng hóa, dịch vụ, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước, con người Việt Nam. 

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, gồm hoạt động xây dựng và phát triển Thương hiệu quốc gia Việt Nam có vai trò quan trọng, không chỉ để thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm mà còn góp phần định hướng, điều chỉnh, tổ chức sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, vai trò này càng quan trọng để tận dụng công nghệ mới. Thực tế, năm 2021 xúc tiến thương mại đã góp phần giúp kim ngạch hai chiều của Việt Nam đạt con số kỷ lục với 668,5 tỉ USD.

Đáng chú ý, xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng lên tới 19%, vượt 15% so với kế hoạch đặt ra 4-5%, duy trì mức xuất siêu hơn 4 tỉ USD, nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, cũng như vai trò của xúc tiến thương mại.

Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra cho năm 2022, ông Diên yêu cầu tiếp tục sắp xếp lại công tác xúc tiến thương mại, nhấn mạnh vai trò của nhạc trưởng, tránh sự phân tán. Nâng cao hiệu quả xúc tiến gắn với định hướng và điều chỉnh sản xuất, chú trọng các thị trường trung và dài hạn với các mặt hàng, thị trường chủ lực...

Đồng thời, phối hợp các hoạt động xúc tiến nhằm khai thác và phát huy hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc vào một thị trường; triển khai hiệu quả đề án ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số nhằm thay đổi căn bản phương thức xúc tiến thương mại…

Nâng tầm thương hiệu quốc giaNâng tầm thương hiệu quốc gia

TTO - Bất chấp dịch bệnh COVID-19 trong năm 2021, thương hiệu quốc gia Việt Nam tiếp tục duy trì được thứ hạng 33 trong danh sách top 100 thương hiệu mạnh thế giới, tăng khoảng 21,69% so với năm 2020, từ 319 tỉ USD lên tới 388 tỉ USD.

Nguồn bài viết