Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên, vượt đại dịch

2 năm trước 298
 Thuận thiên, vượt đại dịch - Ảnh 1.

Các vị khách mời tại tọa đàm - Ảnh: NHẬT BẮC

Tại tọa đàm trực tuyến "ĐBSCL: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 16-12, giáo sư Võ Tòng Xuân nhấn mạnh chủ trương thuận thiên với nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt nghị quyết 120) của Chính phủ ra đời rất đúng lúc, nhất là khi biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất mạnh mẽ không chỉ với ĐBSCL mà với cả thế giới.

"Bốn năm vừa qua, sau khi có nghị quyết 120, tôi thấy rõ là các tỉnh cũng như các bộ, ngành có chuẩn bị chuyển sang giai đoạn thuận theo thiên nhiên để phát triển ĐBSCL, đi tới kinh tế nông nghiệp. Trước kia người dân trồng lúa xen thêm vụ tôm ở vùng mặn nhưng khi có nghị quyết 120, các tỉnh mạnh dạn cùng với bà con nông dân phát triển cây kỹ thuật, hệ thống canh tác", GS Võ Tòng Xuân nói.

GS Võ Tòng Xuân cũng đã nêu một số hạn chế như các tỉnh trong vùng ngọt, vùng lũ chưa biết chuyển đổi canh tác như thế nào, bà con nông dân mạnh ai nấy làm, còn tự phát.

"Tôi mong rằng tới đây khi Chính phủ triển khai quy hoạch cụ thể hơn để đây chắc chắn là thuận thiên. Có những nơi mùa mưa, nước nhiều quá nhưng mùa khô lại không có, thay vì 3 vụ lúa vừa tốn kém nước ngọt, thì mùa khô chuyển sang trồng cây xoài chẳng hạn. Tới đây các ngành cũng như bà con nông dân ngồi lại cùng với doanh nghiệp có đầu ra lớn bàn bạc để nghị quyết thành công hơn", GS Võ Tòng Xuân chia sẻ.

 Thuận thiên, vượt đại dịch - Ảnh 2.

Các giống lúa chịu mặn tốt được canh tác nhiều xen kẽ vụ tôm ở tỉnh Bạc Liêu - Ảnh: CHÍ QUỐC

Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Đình Thọ cho biết năm qua rất khó khăn với ĐBSCL, cùng với cả nước do ảnh hưởng dịch COVID-19. Để bảo đảm thực hiện nghị quyết 120, thời gian tới phải tập trung triển khai giải pháp thuận thiên, bảo đảm phù hợp với môi trường. 

Hiện cả nước đang thực hiện Quy hoạch phát triển vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và năm 2050. Đây là cơ hội xây dựng quy hoạch tích hợp phù hợp hệ sinh thái, bảo đảm phù hợp cảnh quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân phát triển liên kết vùng, liên kết TP.HCM và Đông Nam Bộ trong thời gian tới.

"Việc kết nối khu vực TP.HCM có ý nghĩa rất quan trọng. Bộ Tài nguyên và môi trường cũng xác định nghiên cứu định hình không gian hạ tầng để xây dựng khu công nghiệp và đô thị thích ứng với biến đổi và hệ sinh thái phù hợp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt các nhiệm vụ này. Nếu thực hiện tốt việc này, tôi nghĩ hiệu quả đầu tư công sẽ rất tốt và có thể thu hút được nhiều nguồn lực", ông Thọ nói.

GS.TS Trần Thục, phó chủ tịch hội đồng tư vấn của Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu, cho biết nghị quyết 120 tạo tiền đề cho liên kết vùng và Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định thí điểm liên vùng đối với ĐBSCL. 

"Tôi nghĩ đây là một bước tiến quan trọng để các địa phương phối hợp trong những ô của từng vùng. Cần phải có quy hoạch tích hợp, quy hoạch toàn bộ ĐBSCL, từ đó các tỉnh, thành phố có quyền tích hợp cho địa phương mình và các vùng liên kết giữa các tỉnh", GS.TS Trần Thục nói.

Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) Trần Quang Hoài cho biết Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai và Bộ NN&PTNT đang triển khai quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề "thuận thiên" theo hướng sản xuất theo vùng nước ngọt, vùng nước lợ và vùng nước mặn.

"Đối với phòng chống thiên tai, lấy con người làm trọng tâm và phải thuận thiên. Chúng ta không thể bất kỳ chỗ nào cũng xây dựng công trình, bởi có những khu vực không thể xây dựng công trình được. Có những khu vực có thể kết hợp vừa xây dựng công trình, vừa phát triển kinh tế, ví dụ như trồng rừng ngập mặn ven biển. Như Cà Mau, chúng ta thấy là hiện không còn vị trí để trồng rừng nữa, mà chỉ phát triển thêm những gì hiện có", ông Hoài nói.

Liên kết vì vấn đề sống còn của ĐBSCLLiên kết vì vấn đề sống còn của ĐBSCL

TTO - Từ ngày 11 đến 15-7 tại TP Vị Thanh (Hậu Giang) diễn ra Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long (MDEC - Hậu Giang 2016) với chủ đề “Đồng bằng sông Cửu Long - chủ động hội nhập và phát triển bền vững”.

Nguồn bài viết