Để tư tưởng phân biệt chủng tộc không hình thành ở trẻ em

2 năm trước 626
Chú thích ảnh

Một phân tích của các nhà nghiên cứu tại Khoa Giáo dục của Đại học Monash cho thấy rằng hành động giữ im lặng của người lớn khi thảo luận về phân biệt chủng tộc có thể trở thành định kiến ăn sâu trong thời thơ ấu và khó thay đổi ở tuổi trưởng thành.

Thành kiến chủng tộc là khi ai đó có quan điểm, cảm nhận hay đánh giá tiêu cực hoặc tích cực một cách không công bằng về một người dựa trên chủng tộc của họ.

Tác giả chính, nhà tâm lý học và ứng viên tiến sĩ, Hannah Yared chia sẻ: “Thành kiến về chủng tộc bắt đầu từ thời thơ ấu và phát triển dần dần trong suốt cuộc đời, từ đó trở nên ăn sâu và khó thay đổi ở tuổi trưởng thành. Trẻ em cũng thường xuyên là nạn nhân của hành động phân biệt chủng tộc. Trên thực tế, nơi phổ biến nhất mà trẻ em bị phân biệt chủng tộc là trong môi trường học đường.”

“Thành kiến chủng tộc có xu hướng thể hiện ra bên ngoài mạnh nhất trong thời thơ ấu và phai dần trong thời kỳ thanh thiếu niên. Ngược lại, nghiên cứu cho thấy thành kiến chủng tộc bên trong tiềm thức của chúng ta vẫn giữ nguyên từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành. Điều này có nghĩa là tất cả chúng ta đang phân biệt chủng tộc nhiều hơn so với những gì chúng ta muốn thừa nhận”, Hannah nói.

Tại sao người lớn lại tránh nói về chủ đề này với trẻ em?

Mặc dù trẻ em có khả năng và cần thảo luận về chủng tộc, cha mẹ và giáo viên lại chủ động lảng tránh những cuộc trò chuyện và tiếp tục phớt lờ sự đa dạng văn hóa với suy nghĩ rằng trẻ em chưa đủ nhận thức về những vấn đề này. Từ chối nói về chủng tộc không có tác dụng gì trong việc chống lại những tranh cãi, kiểm soát các quan điểm tiêu cực có nguy cơ sẽ duy trì đến tuổi trưởng thành.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Christine Grove và Tiến sĩ Denise Chapman từ Khoa Giáo dục Monash và được xuất bản trên tạp chí Tâm lý học Xã hội về Giáo dục, đã khám phá ra bốn nguyên nhân chính trong thái độ của học sinh tiểu học Úc đối với nạn phân biệt chủng tộc: Sự thiếu tự tin và năng lực của giáo viên về các vấn đề chủng tộc; Tính chuẩn mực của người da trắng; Sự phớt lờ về đa dạng văn hóa; Sự Im lặng

Nghiên cứu cho thấy người lớn không thích nói về chủng tộc và họ đặc biệt không muốn nói về vấn đề này với trẻ em.

Các giáo viên thường cảm thấy không được đào tạo đầy đủ để đáp ứng với các lớp học đa dạng về chủng tộc hoặc văn hóa, đồng thời thể hiện sự thiếu tự tin trong việc đối phó với những học sinh đa dạng về chủng tộc và trải nghiệm. Mặt khác, trẻ em biểu lộ năng lực đầy đủ khi thảo luận về chủng tộc, phân biệt chủng tộc hoặc thành kiến về chủng tộc.

Nhiều giáo viên đã chọn cách im lặng khi không chủ động tham gia vào các cuộc thảo luận về chủng tộc, phân biệt chủng tộc hoặc thành kiến chủng tộc. Điều thú vị là họ không đồng ý và cũng không tin rằng phân biệt chủng tộc đã xảy ra trong trường học của mình và cho rằng "trẻ em không nhận thức được về vấn đề này", sau đó thì không bàn luận thêm.

Hệ lụy của nạn phân biệt chủng tộc đối với trẻ

Hannah cho biết trường học không chỉ là nơi trẻ em có những trải nghiệm đầu đời về sự phân biệt chủng tộc, đó còn là không gian mà trẻ em học được những thông điệp tích cực và tiêu cực về nó. Điều này xảy ra ở cấp độ hệ thống, từ giáo viên cho đến khi những đứa trẻ khác có những hành vi phân biệt này.

Chú thích ảnh

Là hệ quả của thành kiến phân biệt chủng tộc, các học sinh yếu thế có khả năng bị đình chỉ hoặc đuổi học vì những vi phạm tương tự như các học sinh da trắng. Thành kiến ngầm của giáo viên cũng có thể ảnh hưởng đến tiêu chuẩn về học sinh, ví dụ như có kỳ vọng thấp hơn về nhận thức và kết quả học tập vì sự khác biệt về chủng tộc của chúng.

Những tác động tiêu cực đến sức khỏe và hạnh phúc đối với trẻ em và thanh niên trải qua phân biệt chủng tộc rất sâu sắc. Những trải nghiệm này làm gia tăng cảm giác lo lắng, trầm cảm, dễ dẫn tới lạm dụng chất kích thích cũng như giảm lòng tự trọng và sự tự tin trong học tập.

Để chủ đề về phân biệt chủng tộc không còn bị né tránh tại trường học

Phớt lờ các chủ đề nhạy cảm không phải là cách để giải quyết hoặc phản đối hiện trạng phân biệt đối xử. Thay vào đó, tránh né chỉ đơn thuần tạo ra những thông tin không chính xác đến những đứa trẻ có vấn đề với chủng tộc và sự hòa nhập,” Hannah nói. “Việc kết hợp phương pháp tiếp cận từ trên xuống và đưa sự hiểu biết về chủng tộc và khả năng chống phân biệt chủng tộc vào chính sách của chính phủ - đảm bảo rằng giáo viên và lãnh đạo trường học có trách nhiệm khuyến khích việc đưa chính sách này vào trường học.”

Tuy nhiên, giáo viên và phụ huynh cũng cần được đào tạo để có thể tự tin khi thảo luận về những chủ đề này với trẻ, đồng thời dành đủ không gian và thời gian cho việc này.

“Có lẽ việc tăng cường nhận thức của giáo viên về thành kiến và thế giới quan của chính họ có thể góp phần làm tăng sự tự tin khi thảo luận về lĩnh vực này với trẻ em”.

Nguồn bài viết