Trăng máu nhìn từ Thượng Hải, Trung Quốc tối 8-11 - Ảnh: REUTERS
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Trái đất nằm thẳng hàng giữa Mặt trời, Mặt trăng và bóng của Trái đất che phủ hoàn toàn. Khi đó khúc xạ ánh sáng từ Mặt trời bị lọc khi đi qua khí quyển Trái đất và bị lọc bớt ánh sáng xanh trước khi phản chiếu đến Mặt trăng khiến nó có màu đỏ.
Sắc đỏ của Mặt trăng còn phụ thuộc mức độ ô nhiễm, khói bụi trong bầu khí quyển.
Theo NASA, hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra trung bình khoảng một lần mỗi 1,5 năm. Nhưng trăng máu đêm 8-11 là lần trăng máu thứ hai trong năm nay, sau lần giữa tháng 5. Lần xuất hiện trăng máu tiếp theo sẽ là ngày 14-3-2025.
Trăng máu lần này có thể quan sát được ở Đông Á, Úc, Thái Bình Dương và Bắc Mỹ. Ở châu Á và Úc, trăng máu xuất hiện khi trăng mọc, trong khi ở Bắc Mỹ sẽ vào sáng sớm trước khi Mặt trăng lặn.
Nó được gọi là "trăng máu hải ly" vì khu vực Bắc Mỹ thường gọi trăng tháng 11 là hải ly, loài vật thường tích trữ thực phẩm cho mùa đông vào thời điểm này trong năm.
Trăng máu xuất hiện ở San Salvador, El Salvador tối 8-11 - Ảnh: REUTERS
Trăng mọc tại một địa điểm vận động bầu cử ở Georgia, Mỹ - Ảnh: REUTERS
Trăng mọc nhìn từ khu dân cư ở Mumbai, Ấn Độ - Ảnh: AFP
Người dân ngắm trăng máu ở Bắc Kinh, Trung Quốc tối 8-11 - Ảnh: AFP
Trăng máu chụp qua kính viễn vọng ở Hàn Quốc tối 8-11 - Ảnh: AFP
Ảnh chụp quá trình nguyệt thực toàn phần và trăng máu ở Nhật Bản - Ảnh: AFP