ĐBSCL còn 690.000 ha lúa hè thu chưa thu hoạch

3 năm trước 434
ĐBSCL còn 690.000 ha lúa hè thu chưa thu hoạch - Ảnh 1.

Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 330 tham gia thu hoạch lúa giúp dân tại thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn - Ảnh: BỬU ĐẤU

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), Tổ trưởng Tổ công tác 970 Nguyễn Thanh Nam nhấn mạnh như vậy khi kết luận tại buổi làm việc với các bộ, ngành và sở NN&PTNT các tỉnh phía Nam về công tác phối hợp trong lưu thông vận chuyển hàng hóa, thu hoạch nông sản diễn ra ngày 20-8.

Ông Khuất Việt Hùng, phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cho biết một số địa phương yêu cầu bắt buộc phải có kết quả PCR, không chấp nhận chỉ có giấy test nhanh đối với tài xế khi qua chốt là vượt quá quy định, có nơi chỉ công nhận thời gian giấy xét nghiệm COVID-19 trong 24 giờ hay 48 giờ đều không đúng quy định (72 giờ), gây khó khăn trong lưu thông hàng hóa.

"Các tỉnh, thành phố nên có một văn bản thống nhất ban hành xuống cấp xã, phường. Các hàng hóa không cấm đều được phép vận chuyển" - ông Hùng nói.

Đại diện Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an cho rằng các xe chở nông sản từ Tây Nam Bộ ra các tỉnh biên giới phía Bắc để xuất khẩu, thời gian vận chuyển dài, trên đường họ không tiếp xúc ai vì nhiều tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội.

Vì vậy nên có sự nới thời hạn hiệu lực giấy xét nghiệm COVID-19 cho lái xe đường dài, áp dụng một cung đường hai điểm đến, có các điểm xét nghiệm nhanh COVID-19 trên các tuyến quốc lộ huyết mạch trên cả nước.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết các tỉnh ĐBSCL hiện còn 690.000 ha lúa hè thu, thu hoạch từ nay đến giữa tháng 9. Công tác thu hoạch lúa, nhất là đối với lúa hè thu không thể nào để chậm trễ được vì đang mùa mưa, hạt lúa sẽ nảy mầm trên bông, hư hỏng, nên vấn đề vận chuyển và đưa nhân công, máy móc thu hoạch rất quan trọng.

Tương tự, sản phẩm thủy sản như tôm, cá tra cũng không để dưới ao lâu vì sẽ quá lứa. Các địa phương cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người sản xuất thu hoạch, thu mua, vận chuyển sản phẩm nhanh chóng.

"Tinh thần là khó đến đâu tháo gỡ đến đó, các sở giao thông vận tải, sở NN&PTNT, sở y tế từng địa phương phối hợp thực hiện, nếu còn vướng mắc thì đề xuất với ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh tháo gỡ. Các vấn đề liên quan đến liên vùng cả nước thì kiến nghị tới các tổ công tác của các bộ để có giải pháp phù hợp, tránh phải báo cáo nhiều đến Thủ tướng Chính phủ" - ông Nam nói.

Ghe, thuyền khó thu gom lúa ở miền Tây vì vướng quy định chống dịchGhe, thuyền khó thu gom lúa ở miền Tây vì vướng quy định chống dịch

TTO - Nhận định đó được đưa ra tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ Giao thông vận tải và 63 sở giao thông vận tải cùng đại diện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương về vận tải hàng hóa gắn với phòng chống dịch COVID-19.

Nguồn bài viết