Xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử TIDU Xanh

1 năm trước 131
Xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử TIDU Xanh - Ảnh 1.

Chúng tôi muốn phát triển một sàn giao dịch thương mại điện tử tiêu dùng xanh với các sản phẩm, dịch vụ chỉ là những sản phẩm tái chế, sản phẩm xanh - sạch, sản phẩm thân thiện với môi trường. Từ đó góp phần thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh tại Việt Nam, định hướng nền sản xuất bền vững, gắn sản xuất và tiêu dùng với công cuộc bảo vệ môi trường.

Kế hoạch thực hiện

Ước tính nguồn vốn ban đầu

STT

Tổng chi phí đầu tư ban đầu

Thành tiền (VNĐ)

1

Vốn tự có

1.000.000.000

2

Nguyễn Hà Giang

100.000.000

3

Vũ Quang Huy

100.000.000

4

Đăng Thị Trà Mi

100.000.000

5

Nguyễn Xuân Tùng

100.000.000

6

Nguyễn Thu Hằng

100.000.000

7

3 sinh viên ngành QTKD

50.000.000

8

5 sinh viên ngành CNTT

50.000.000

9

Viện Quản trị Logistics và Chuỗi cung ứng Edins

400.000.000

10

Vốn vay ngân hàng

1.000.000.000

Tổng

2.000.000.000

Dự kiến trả ngân hàng

Năm

Dư nợ đầu kỳ

Trong kỳ hoàn trả

Dư nợ cuối kỳ

Lãi vay (10%)

Hoàn trả vốn gốc

Khoản thanh toán

1

1.000.000.000

100.000.000

170.000.000

263.750.000

830.000.000

2

830.000.000

83.000.000

180.750.000

263.750.000

649.250.000

3

649.250.000

64.925.000

198.825.000

263.750.000

450.425.000

4

450.425.000

45.042.500

218.708.000

263.750.000

231.717.000

5

231.717.000

23.171.700

207.400.000

263.750.000

0

Bộ máy nhân sự

Nhân lực

Nội dung thực hiện / hỗ trợ

Đội ngũ đại diện thực hiện chính

5 sinh viên ngành Quản trị kinh doanh - Trường ĐH GTVT

Đại diện cho dự án tham gia cuộc thi

Điều hành trực tiếp các hoạt động cũng như đưa ra các quyết định cuối cùng trong quá trình triển khai dự án

Đội ngũ hỗ trợ trực tiếp

3 sinh viên khác của ngành QTKD và 5 sinh viên khoa CNTT - Trường ĐH GTVT

Hỗ trợ các công việc, hoạt động liên quan để hoàn thiện dự án

Tư vấn hỗ trợ chuyên môn

Thầy/cô ngành QTKD - Trường ĐH GTVT

Tư vấn hỗ trợ chuyên môn các vấn đề liên quan đến tài chính, chiến lược kinh doanh,…

Thầy/cô khoa CNTT - Trường ĐH GTVT

Tư vấn hỗ trợ chuyên môn các vấn đề về vận hành sàn, xây dựng trang web,…

Viện Quản trị Logistics và Chuỗi cung ứng Edins

Tư vấn hỗ trợ chuyên môn các vấn đề về logistics đô thị, giao hàng chặng cuối, kho bãi, vận chuyển, kế hoạch mở rộng quy mô,…

CTCP Phát triển nghề nghiệp Tuổi Trẻ Việt - Job Choice

Tư vấn hỗ trợ chuyên môn các vấn đề về nhân sự, kỹ năng cần có của đội ngũ nhân sự đến thực hiện dự án,…

Kế hoạch marketing

Giai đoạn 1 (2022): Gieo mầm: Lên ý tưởng và lập kế hoạch kinh doanh, xác định cơ hội để thâm nhập thị trường NGÁCH.

Giai đoạn 2 (2022 - 2023): Khởi động: Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu (website, fanpage, TikTok). Phát triển trang thông tin về tiêu dùng xanh và phấn đấu thành trang thông tin số 1 Việt Nam về tiêu dùng xanh.

Xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử TIDU Xanh - Ảnh 2.

Lan tỏa xu hướng tiêu dùng xanh và phát triển cộng đồng người tiêu dùng online về tiêu dùng xanh bằng việc chia sẻ các thông tin trên trang website (tiduxanh.com).

Gắn TIDU Xanh với sự phát triển của xu hướng tiêu dùng xanh trong cộng đồng.

Xây dựng và phát triển sàn giao dịch thương mại điện tử XANH trên website.

Xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử TIDU Xanh - Ảnh 3.

Giai đoạn 3 (2023 - 2025): Phát triển: Đẩy mạnh công tác truyền thông thông qua những hoạt động quảng cáo, booking KOLs để giới thiệu rộng hơn về sàn giao dịch và trang thông tin về tiêu dùng xanh.

Sử dụng TVC để quảng cáo, tiếp cận với một lượng lớn khách hàng.

Sử dụng công cụ SEO để tăng lượt tiếp cận cho cả 2 website nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử TIDU Xanh - Ảnh 4.

Giai đoạn 4 (2025 - 2028): Ổn định: Tiếp tục triển khai kế hoạch marketing như bước trên nhưng giới hạn ngân sách và tối ưu chi phí.

Giai đoạn 5 (từ 2028): Mở rộng: Nghiên cứu, tìm kiếm các KOLs nước ngoài (tham gia cộng đồng và ủng hộ vấn đề tiêu dùng xanh) để quảng bá rộng rãi và thâm nhập vào quy mô thị trường lớn hơn.

Kế hoạch tài chính

Ước tính doanh thu

STT

Doanh thu (vnđ)

2023

2024

2025

2026

1

Phí dịch vụ

100.000.000

200.000.000

500.000.000

1.000.000.000

2

Phí thanh toán

100.000.000

400.000.000

1000.000.000

5.000.000.000

3

Phí cố định

0

0

0

0

4

Phí quảng cáo

0

100.000.000

200.000.000

300.000.000

5

Phí doanh thu liên kết

0

0

0

0

Tổng

200.000.000

700.000.000

1.700.000.000

6.300.000.000

Báo cáo kết quả kinh doanh

Chỉ tiêu

2023

2024

2025

2026

2027

Doanh thu bán hàng và dịch vụ

200.000.000

700.000.000

1.700.000.000

6.300.000.000

16.300.000.000

Các khoản giảm trừ doanh thu

50.000.000

100.000.000

200.000.000

500.000.000

1.500.000.000

Doanh thu thuần

150.000.000

600.000.000

1.500.000.000

5.800.000.000

14.800.000.000

Giá vốn hàng bán

150.000.000

200.000.000

300.000.000

1.000.000.000

4.000.000.000

Lợi nhuận gộp

0

400.000.000

1.200.000.000

4.800.000.000

10.800.000.000

Chi phí bán hàng và quản trị

300.000.000

500.000.000

600.000.000

800.000.000

1.800.000.000

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

(300.000.000)

(100.000.000)

600.000.000

4.000.000.000

9.000.000.000

Lãi vay

100.000.000

83.000.000

64.925.000

45.042.500

23.171.700

Lợi nhuận trước thuế

(400.000.000)

(183.000.000)

535.075.000

3.954.957.500

8.976.828.300

Thuế TNDN (20%)

0

0

107.015.000

790.991.500

795.365.660

Lợi nhuận sau thuế

(400.000.000)

(183.000.000)

428.060.000

3.163.966.000

8.181.462.640

Kế hoạch hành động

Gieo mầm: Thiết lập danh sách những nhà cung cấp sản phẩm xanh sạch vừa và nhỏ, những nhà cung cấp sản phẩm tái chế, nhà cung cấp sản phẩm có chứng nhận xanh, có dán nhãn năng lượng; Lựa chọn thị trường mục tiêu: TP Hà Nội.

Khởi động: Liên hệ, ký kết biên bản ghi nhớ cũng như thiết lập mạng lưới những nhà cung cấp sản phẩm xanh sạch vừa và nhỏ, những nhà cung cấp sản phẩm tái chế, nhà cung cấp sản phẩm có chứng nhận xanh, có dán nhãn năng lượng trên địa bàn Hà Nội.

Liên hệ, ký kết với Ahamove trong việc vận chuyển (đơn vị có xe điện vận chuyển).

Liên hệ, ký kết với các kho bãi xanh tại khu vực ngoại ô thành phố Hà Nội, cũng như trong nội thành.

Đẩy mạnh cộng đồng tiêu dùng xanh cả online và cả offline, mục tiêu xây dựng cộng đồng tiêu dùng xanh online trên 500.000 người trên cả Facebook và TikTok. Thông qua cộng đồng này, vừa nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về hành vi tiêu dùng xanh với kiến thức từ trang thông tin và vừa truyền thông về website giao dịch thương mại điện tử Xanh.

Xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử TIDU Xanh - Ảnh 5.


Phát triển: Ký kết hợp tác và triển khai mô hình sàn giao dịch thương mại điện tử Xanh về tiêu dùng xanh trên website; Nghiên cứu, tìm kiếm và ký kết hợp tác và triển khai mô hình giao hàng xanh; Đẩy mạnh cộng đồng tiêu dùng xanh cả online và cả offline, mục tiêu xây dựng cộng đồng tiêu dùng xanh online trên 2 triệu người trên cả Facebook và TikTok.

Phát triển sàn giao dịch thương mại điện tử Xanh trên ứng dụng (app) cho thiết bị điện tử, điện thoại thông minh; Lựa chọn thị trường mục tiêu: TP Hà Nội, TP Đà Nẵng, TP.HCM.

Ổn định: Triển khai sàn giao dịch song song cả trên ứng dụng (TIDUXanh) và website bán hàng; Lựa chọn thị trường mục tiêu: Việt Nam; Khuyến khích người tiêu dùng thanh toán xanh bằng việc liên kết với các ngân hàng số, ví điện tử và đưa ra các ưu đãi khi thanh toán online.

Mở rộng: Mở rộng quy mô giao dịch ra thị trường Đông Nam Á (Lào, Campuchia, Thái Lan,...); Xây dựng kênh vận chuyển xanh cho riêng sàn giao dịch; Chuyển đổi hoàn toàn sang kênh thanh toán online với mục tiêu "xanh" đồng bộ cho sàn thương mại điện tử TIDU Xanh.

Định vị thương hiệu TIDU Xanh

Sàn giao dịch thương mại điện tử: TIDU Xanh chỉ cho phép đăng bán các sản phẩm từ thiên nhiên, tái chế, đảm bảo xanh -sạch, đạt tiêu chuẩn nhất định về mức độ an toàn và thân thiện với môi trường.

Sàn giao dịch có sự chọn lọc và yêu cầu các chứng nhận sản phẩm "xanh - sạch" nhất định đối với các nhà cung cấp, không để tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo chất lượng, không đạt quy chuẩn sẽ đến tay người tiêu dùng.

Ý nghĩa kinh tế

Sàn giao dịch thương mại điện tử Xanh: TIDU Xanh dựa trên nền tảng hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng sẽ có lợi ích hướng tới thúc đẩy nền sản xuất xanh đối với các doanh nghiệp.

Giúp doanh nghiệp xanh mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, giảm lưu kho hàng hóa. Giúp người tiêu dùng xanh giảm chi phí mua hàng, tiết kiệm thời gian tìm kiếm, đa dạng hóa lựa chọn và có thể mua bán mọi nơi mọi lúc.

Ý nghĩa xã hội

Đẩy mạnh cũng như lan tỏa xu hướng tiêu dùng xanh tại Việt Nam bằng cách phát triển một cộng đồng người tiêu dùng xanh lớn mạnh, xây dựng một kênh mua sắm xanh, thuận tiện, uy tín, chất lượng.

Chắp cánh khởi nghiệp xanh kết thúc nhận bài

Cuộc thi "Chắp cánh khởi nghiệp xanh" do báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Công ty Hyundai Thành Công và Công ty Xi măng INSEE tổ chức đã nhận được hơn 100 ý tưởng, câu chuyện khởi nghiệp của các bạn trẻ trên khắp mọi miền đất nước.

316139213_2187856061401503_2861642928326854522_n

Do khuôn khổ của cuộc thi, ban tổ chức chỉ có thể chọn số lượng bài nhất định vào sơ khảo để ban giám khảo (gồm nhà báo Lê Xuân Trung - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ; tiến sĩ Nguyễn Thị Quý Phương - tổng giám đốc Công ty Tư vấn quốc tế QP Việt Nam, tổng thư ký Quỹ VinFuture; thạc sĩ Hoàng Sơn Công - chuyên gia huấn luyện khởi nghiệp, phó viện trưởng Viện Phát triển tài năng Việt Nam) xét chấm giải.

Tác giả, tác phẩm đoạt giải cuộc thi sẽ được công bố trên nhật báo Tuổi Trẻ và đăng tải lại trên Tuổi Trẻ Online.

Lễ trao giải và giao lưu với các chuyên gia, bạn đọc đoạt giải dự kiến ra vào ngày 24-12-2022 tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ. Ban tổ chức cảm ơn các bạn đọc đã gửi ý tưởng dự thi.

Thời điểm vàng để phát triển điện sinh khối tại Việt NamThời điểm vàng để phát triển điện sinh khối tại Việt Nam

TTO - Việt Nam là một nước nông nghiệp nên có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh khối như: gỗ, phế thải - phụ phẩm từ nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác…

Nguồn bài viết