Xuất hiện 1 ca Ebola ở Congo, WHO cảnh báo 'thời gian không đứng về phía chúng ta'

2 năm trước 167
Xuất hiện 1 ca Ebola ở Congo, WHO cảnh báo thời gian không đứng về phía chúng ta - Ảnh 1.

Cơ quan y tế Cộng hòa dân chủ Congo phát hiện 1 trường hợp nhiễm Ebola và cảnh báo về đợt bùng phát mới nhất của bệnh này - Ảnh: WHO CHÂU PHI

Người này bắt đầu có triệu chứng từ ngày 5-4. Sau khi tự điều trị ở nhà hơn một tuần, bệnh nhân phải nhập viện vào khoa chăm sóc đặc biệt dành cho người nhiễm Ebola vào ngày 21-4.

Bệnh nhân tử vong sau đó, cùng ngày. Anh được mai táng đúng cách để giảm thiểu nguy cơ virus tiếp tục lây nhiễm. Cơ sở y tế nơi bệnh nhân được chăm sóc cũng đã được khử khuẩn.

Nhà chức trách đang truy vết hơn 70 người có tiếp xúc với bệnh nhân.

Về ca nhiễm này, ngày 23-4, giám đốc khu vực châu Phi của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bác sĩ Matshidiso Moeti nhấn mạnh: "Thời gian không đứng về phía chúng ta. Ca bệnh đã khởi phát hai tuần và hiện chúng tôi đang chơi trò đuổi bắt. Tin tốt là các cơ quan y tế ở Congo có nhiều kinh nghiệm hơn bất kỳ ai trên thế giới trong kiểm soát nhanh chóng dịch Ebola".

Ông Tedros Ghebreyesus, giám đốc WHO, cho biết việc tiêm vắc xin Ebola sẽ được triển khai trong vài ngày tới. Congo sẽ gửi vắc xin từ nguồn dự trữ quốc gia đến các địa phương.

Bác sĩ Moeti cho biết nhiều người dân ở Mbandaka đã được tiêm vắc xin Ebola nên tác động của dịch sẽ giảm bớt. Ngoài ra, những ai đã tiêm từ đợt dịch năm 2020 sẽ được tiêm nhắc lại.

Thông tin về ca nhiễm Ebola mới xảy ra chỉ 4 tháng sau đợt bùng phát Ebola cuối cùng ở Congo. Nước này đã trải qua 14 đợt dịch Ebola kể năm 1976, khi bệnh Ebola lần đầu xuất hiện.

Virus Ebola được phát hiện lần đầu tiên ở gần sông Ebola River, thuộc Cộng hòa dân chủ Congo năm 1976.

Virus Ebola lây khi tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh hoặc bề mặt có virus. Các triệu chứng ban đầu là đau nhức cơ và sốt.

Đợt bùng phát Ebola lớn nhất từ trước đến nay là đợt dịch ở Tây Phi từ tháng 12-2013 kéo dài đến tháng 1-2016, với 28.646 ca mắc và 11.323 ca tử vong. Tỉ lệ tử vong dao động từ 25-90% trong các đợt bùng phát trước.

Các phương pháp điều trị hiện nay đã cải thiện đáng kể cơ hội sống sót của bệnh nhân Ebola. Tuy nhiên, các ảnh hưởng hậu Ebola kéo dài ngay cả sau khi hồi phục, gồm đau nhức cơ, các vấn đề về mắt, thị lực, và đau dạ dày.

Congo lại xuất hiện ca mắc Ebola sau khi tuyên bố kết thúc đợt dịch thứ 11Congo lại xuất hiện ca mắc Ebola sau khi tuyên bố kết thúc đợt dịch thứ 11

TTO - Bộ Y tế Cộng hòa dân chủ Congo ngày 7-2 cho biết nước này đã ghi nhận một ca Ebola mới ở miền đông đất nước, gần thành phố Butembo, vài tháng sau khi nước này tuyên bố đợt dịch thứ 11 kết thúc.


Nguồn bài viết