WHO đổi tên bệnh đậu mùa khỉ - monkeypox thành mpox

1 năm trước 123
WHO đổi tên bệnh đậu mùa khỉ - monkeypox thành mpox - Ảnh 1.

Bên ngoài tòa nhà Tổ chức Y tế thế giới ở Geneva (Thụy Sĩ) - Ảnh: REUTERS

Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm từ động vật do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Chữ "khỉ" (monkey) trong bệnh này xuất hiện do loại vi rút trên ban đầu được các nhà nghiên cứu xác định có trong những con khỉ tại Đan Mạch năm 1958. 

Tuy vậy loại vi rút trên có thể xâm nhập vào nhiều loại động vật, đa số loài gặm nhấm.

Trong tuyên bố ngày 28-11, WHO cho biết sẽ ưu tiên sử dụng chữ "mpox" để chỉ dịch bệnh truyền nhiễm này. Cả monkeypox và mpox vẫn được dùng song song vào năm sau, nhưng tên cũ sẽ dần bị loại bỏ.

"Sau nhiều tham vấn với chuyên gia toàn cầu, WHO sẽ bắt đầu dùng thuật ngữ ưa thích mới là ‘mpox’, xem như từ đồng nghĩa với đậu mùa khỉ (monkeypox)… 

WHO sẽ sử dụng chữ mpox trong việc liên lạc, và khuyến khích những nơi khác làm theo khuyến nghị này nhằm giảm thiểu mọi tác động tiêu cực đang diễn ra đối với tên bệnh hiện tại cũng như việc áp dụng cách gọi mới", AFP dẫn tuyên bố của WHO.

Đậu mùa khỉ lần đầu xuất hiện ở con người vào năm 1970 tại Cộng hòa dân chủ Congo. Bệnh này có thể lây từ người sang người, nhưng hầu hết tại các nước Tây Phi và Trung Phi.

Tuy nhiên vào tháng 5 năm nay, có 110 nước ghi nhận trường hợp mắc bệnh, với tổng cộng 81.107 ca, trong đó có 55 ca tử vong. Việt Nam đã ghi nhận hai ca bệnh cho đến nay.

Đậu mùa khỉ chủ yếu gây chết chóc tại châu Phi vì người dân tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh. Trong khi đó bên ngoài châu Phi, gần như tất cả các trường hợp mắc bệnh đều là đồng tính nam.

Trong tuyên bố của mình, WHO cho biết đã lo ngại về "ngôn ngữ phân biệt chủng tộc và kỳ thị" khi dịch bệnh này lan ra hơn 100 nước như đã nêu. Theo WHO, nhiều cá nhân và quốc gia đã yêu cầu cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc này đổi tên bệnh.

WHO đến nay đã vài lần đặt lại tên cho dịch bệnh mới không lâu sau khi bùng phát, đơn cử là dịch SARS hay dịch COVID-19.

Tuy nhiên theo AP, đây là lần đầu tiên WHO cố gắng đặt lại tên cho một căn bệnh đã tồn tại vài thập kỷ qua.

Điểm đáng nói, một số căn bệnh có tên gọi nguy cơ gây hiểu nhầm hoặc gây kỳ thị như viêm não Nhật Bản hay bệnh sởi Đức, hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS)… nhưng đều không được đề xuất đổi tên.

Bệnh viện cần có thêm áp phích, tờ rơi tuyên truyền về bệnh đậu mùa khỉBệnh viện cần có thêm áp phích, tờ rơi tuyên truyền về bệnh đậu mùa khỉ

TTO - Bệnh viện cần đẩy mạnh truyền thông kiến thức về bệnh đậu mùa khỉ như cách nhận biết bằng áp phích, tờ rơi hay phát trên màn hình ti vi trong sảnh của bệnh viện để người dân nắm rõ.

Nguồn bài viết