WHO cảnh báo biến thể Delta dần thống trị đại dịch COVID-19 toàn cầu

3 năm trước 514
WHO cảnh báo biến thể Delta dần thống trị đại dịch COVID-19 toàn cầu - Ảnh 1.

Bà Soumya Swaminathan, trưởng khoa học gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - Ảnh: REUTERS

“Biến thể Delta đang trên đường trở thành biến thể thống trị trên toàn cầu vì khả năng lây nhiễm tăng nhanh”, bà Soumya Swaminathan - trưởng khoa học gia của WHO - phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 18-6.

Cùng ngày, Nga thông báo biến thể Delta đến từ Ấn Độ đang chiếm đa phần ca nhiễm mới tại quốc gia này.

Điện Kremlin chỉ trích thái độ chần chừ trong việc tiêm chủng đã khiến số ca COVID-19 tiếp tục tăng cao, sau khi ghi nhận kỷ lục 9.056 ca nhiễm mới tại Matxcơva trong ngày 18-6.

Thị trưởng Matxcơva, ông Sergei Sobyanin, đã gia hạn các quy định nhằm ngăn đại dịch lây lan tại thủ đô của Nga. Các quy định được Matxcơva áp dụng trong tháng 6 bao gồm cấm sự kiện tập trung hơn 1.000 người, yêu cầu nhà hàng đóng cửa lúc 23h, và cấm các điểm tụ tập người hâm mộ cho Giải vô địch bóng đá châu Âu (Euro).

“Theo số liệu mới nhất, 89,3% những người bị chẩn đoán mắc COVID-19 tại Matxcơva (gần đây) đã nhiễm biến thể có tên Delta, hay biến thể Ấn Độ”, Hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời ông Sobyanin.

Theo Hãng tin Reuters, một số phòng khám tư nhân tại Singapore cho biết nhu cầu dành cho vắc xin COVID-19 từ Hãng dược Sinovac đang "rất lớn", mặc dù các loại vắc xin đối thủ có hiệu quả cao hơn.

Theo Reuters, nhiều người tại Singapore đã tìm đến các phòng khám tư nhân để tiêm vắc xin Sinovac trong ngày đầu tiên sản phẩm này được đưa vào sử dụng. Một số trong đó là các công dân Trung Quốc, những người cho rằng loại vắc xin này sẽ giúp họ về quê nhà dễ hơn và không phải cách ly.

Singapore đã chọn 24 phòng khám tư nhân triển khai 200.000 liều vắc xin Sinovac trong kho dự trữ. Các phòng khám tư tính phí 7,5 - 18,6 USD/liều.

Mỹ chi hơn 3 tỉ USD cho nghiên cứu thuốc trị COVID-19 và virus khácMỹ chi hơn 3 tỉ USD cho nghiên cứu thuốc trị COVID-19 và virus khác

TTO - Mỹ đang rót 3,2 tỉ USD để thúc đẩy nghiên cứu các loại thuốc kháng virus dạng viên dùng trong điều trị COVID-19 và các virus nguy hiểm có nguy cơ gây ra đại dịch khác.

Nguồn bài viết