Vì sao quận 4 từ vàng lên cam?

2 năm trước 221
Vì sao quận 4 từ vàng lên cam? - Ảnh 1.

Bà Đỗ Thị Trúc Mai - phó chủ tịch UBND quận 4 - trao đổi thông tin tại buổi họp báo - Ảnh: ĐAN THUẦN

Chiều 9-12, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.

Tại buổi họp báo, bà Đỗ Thị Trúc Mai - phó chủ tịch UBND quận 4 - cho biết theo công bố cấp độ dịch của TP mới đây thì quận 4 là địa phương duy nhất nâng cấp độ dịch từ cấp độ 2 lên cấp độ 3 (tức từ vùng vàng lên vùng cam).

Theo bà Mai, từ khi địa phương thực hiện các giải pháp để người dân bắt đầu đi vào cuộc sống bình thường mới thì địa phương đã nhận định rằng sẽ có sự gia tăng số ca nhiễm do không còn giãn cách và việc tiếp xúc, giao lưu giữa các người dân nhiều hơn.

"Hiện nay rất nhiều người dân có tâm lý chủ quan, cho rằng nếu họ đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin hoặc đã từng là F0 thì gần như là miễn nhiễm. Nhiều người còn nói với nhau rằng nếu đã tiêm đủ vắc xin thì lỡ có lỡ nhiễm cũng sẽ bị nhẹ.

Chính vì những suy nghĩ đó mà sự giao lưu trong cộng đồng ngày nhiều hơn. Bên cạnh đó, đặc điểm quận 4 có diện tích nhỏ và rất nhiều khu xóm lao động, ý thức người dân còn hạn chế, vô tư giao lưu, dẫn đến tình hình dịch bệnh gia tăng", bà Mai phân tích.

Bà Mai cho biết thời gian tới quận sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ chỉ khi nào bản thân mỗi người dân an toàn thì gia đình họ mới an toàn và xã hội an toàn, dẫn chứng những số liệu để người dân thấy rằng nhiều trường hợp từng là F0 vẫn bị tái nhiễm và có trường hợp đã tiêm 2 mũi nhưng vẫn nhiễm và chuyển nặng.

Thứ hai, quận tập trung công tác quản lý, điều trị và cách ly F0. Theo đó, tùy từng trường hợp mà quyết định cho cách ly tập trung hay cách ly tại nhà; thực hiện việc chăm sóc F0 qua các nhóm zalo.

Ngoài ra, việc chăm sóc F0 gắn liền với hoạt động cấp phát thuốc, các trường hợp F0 sẽ được cấp ngay gói thuốc A và gói thuốc C.

"Ở địa bàn quận 4 nhiều người không dùng gói thuốc C dù đã được tư vấn đầy đủ vì cho rằng gói thuốc này gây nóng bức trong người. Cho nên chúng tôi tư vấn để người dân tiếp cận với thuốc đông y. Dù mới triển khai nhưng đã có trên 200 F0 sử dụng thuốc đông y và đa phần bà con hài lòng với thuốc đông y", bà Mai nói.

Cũng theo bà Mai, ngay từ khi TP công bố quận 4 tăng cấp độ dịch, UBND quận đã chỉ đạo các địa phương yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải giảm 50% công suất phục vụ và không bán đồ uống có cồn.

Ông Phạm Đức Hải - phó trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM - cho biết tính đến 18h ngày 8-12, có 482.544 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố, bao gồm 481.964 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 580 trường hợp nhập cảnh.

Ngành y tế TP hiện đang điều trị cho 13.177 bệnh nhân. Trong đó có 473 trẻ em dưới 16 tuổi, 472 bệnh nhân nặng đang thở máy, 13 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Trong ngày 8-12 có 1.217 bệnh nhân nhập viện, 1.167 bệnh nhân xuất viện (tổng số xuất viện cộng dồn từ 1-1-2021 đến nay là 288.174), 76 trường hợp tử vong trong ngày (tổng số tử vong cộng dồn từ 1-1-2021 đến nay là 18.706).

TP.HCM huy động hơn 6.500 nhà thuốc tư nhân tham gia chống dịch COVID-19TP.HCM huy động hơn 6.500 nhà thuốc tư nhân tham gia chống dịch COVID-19

TTO - TP.HCM hiện có hơn 6.500 nhà thuốc tư nhân phân bố khắp 22 quận, huyện và TP Thủ Đức. Các nhà thuốc thường ở các khu vực đông dân cư như gần chợ, khu công nghiệp nên việc huy động nhà thuốc tham gia phòng, chống dịch COVID-19 rất cần thiết.


Nguồn bài viết