Việt Nam tăng cường bảo hộ công dân trước làn sóng kỳ thị người gốc Á

3 năm trước 346
Việt Nam tăng cường bảo hộ công dân trước làn sóng kỳ thị người gốc Á - Ảnh 1.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tại cuộc họp báo chiều 25-3 tại Hà Nội - Ảnh: TTXVN

Bảo hộ công dân là một trong những ưu tiên hàng đầu của đối ngoại Việt Nam nói riêng và chính sách của Đảng nói chung, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định trước các thông tin về làn sóng kỳ thị người gốc Á tại một số nước.

Bà Hằng khẳng định các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan chức năng thường xuyên phối hợp chặt chẽ để đảm bảo thực hiện bảo hộ công dân nhằm đảm bảo an toàn cũng như là quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

"Với các thông tin về người Việt Nam bị xâm hại và ảnh hưởng có thể liên hệ và thông báo qua tổng đài bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự cũng như qua đường dây nóng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài", người phát ngôn thông tin.

Vụ xả súng khiến 8 người, bao gồm 6 phụ nữ gốc Á, thiệt mạng tại Atlanta, bang Georgia, Mỹ hôm 16-3 đã dấy lên phong trào ủng hộ cộng đồng gốc Á tại nước này.

Kể từ khi đại dich COVID-19 lan rộng ra toàn cầu, hành vi thù ghét và bạo lực đối với cộng đồng gốc Á ngày càng gia tăng ở nhiều nước. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Antonio Guterres, hôm 22-3, cũng bày tỏ quan ngại đối với vấn đề này. Ông Farhan Haq, phó phát ngôn viên của Tổng thư ký LHQ, nhận định rằng phụ nữ châu Á đang trở thành đối tượng bị tấn công do thù hằn và phân biệt đối xử ở một số nước.

Về mối quan hệ căng thẳng Mỹ - Trung hiện tại, người phát ngôn nói: "Việt Nam kêu gọi các nước đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông, giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hòa bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế".

Hôm 24-3, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã nhấn mạnh rằng đe dọa quân sự và phi quân sự từ Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Iran cùng với các khủng hoảng toàn cầu như biến đổi khí hậu và COVID-19 là 3 nguy cơ nguy cấp nhất mà NATO phải đối mặt.

Ông đồng thời hứa hẹn cách tiếp cận mới để tăng cường liên kết với các đồng minh, đồng thời khẳng định Washington sẽ không bắt các nước phải "chọn phe" trong căng thẳng với Trung Quốc.

"Trong khi các đồng minh của chúng ta nhận lãnh một phần gánh nặng, họ hẳn sẽ mong đợi đóng góp quan điểm công bằng trong quá trình đưa ra quyết định", ông Blinken phát biểu tại trụ sở Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels, Bỉ.

"Chúng tôi sẽ tôn trọng điều đó và sẽ bắt đầu với việc tham vấn những người bạn của mình sớm và thường xuyên".

Việt Nam tăng cường bảo hộ công dân trước làn sóng kỳ thị người gốc Á - Ảnh 2.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu sau khi tham dự Hội nghị Ngoại trưởng NATO tại Brussels, Bỉ, ngày 24-3 - Ảnh: AFP

Bài phát biểu trong chuyến công du đầu tiên đến châu Âu của ông Blinken được cho là đánh dấu một bước chuyển biến hoàn toàn mới về chính sách đối với NATO của Tổng thống Mỹ Joe Biden so với người tiền nhiệm Donald Trump.

Dù khẳng định nước Mỹ "không buộc đồng minh phải lựa chọn giữa chúng tôi và họ", ông Blinken vẫn nhấn mạnh rằng "không còn nghi ngờ gì nữa, hành vi cưỡng ép của Trung Quốc đang đe dọa an ninh và thịnh vượng chung của chúng ta".

"Nhưng điều đó không có nghĩa rằng các nước không thể hợp tác với Trung Quốc ở các lĩnh vực khả dĩ, ví dụ như biến đổi khí hậu và an ninh y tế", ông cho biết thêm.

Phản hồi về lệnh trừng phạt của Mỹ đối với vấn đề hạt nhân Iran, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam "ủng hộ việc cấm một cách toàn diện phát triển, thử nghiệm, sản xuất, chế tạo, tàng trữ, chuyển giao, sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân".

"Chúng tôi ủng hộ các nỗ lực theo hướng này", bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

 Không buộc đồng minh đứng về phía Mỹ hay Trung QuốcNgoại trưởng Mỹ: Không buộc đồng minh đứng về phía Mỹ hay Trung Quốc

TTO - Phát biểu tại Brussels ngày 24-3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết sẽ có cách tiếp cận mới để hợp tác chặt chẽ hơn với các nước đồng minh.

Nguồn bài viết