Ukraine muốn có các hệ thống tên lửa đánh chặn nhưng Israel từ chối

2 năm trước 186
Ukraine muốn có các hệ thống tên lửa đánh chặn nhưng Israel từ chối - Ảnh 1.

Những vệt sáng do hệ thống chống tên lửa Vòm Sắt đánh chặn tên lửa phóng từ dải Gaza về phía Israel - Ảnh: AFP

Theo Hãng tin Reuters, đề nghị của Israel cho thấy Israel đã bớt cứng nhắc trong chính sách không can thiệp quân sự vào chiến sự Nga - Ukraine, trong lúc Kiev đang tìm cách chống lại các máy bay không người lái được cho là do Iran sản xuất và Nga sử dụng.

Iran phủ nhận cung cấp máy bay không người lái cho Nga, còn Điện Kremlin không lên tiếng bình luận.

Theo Reuters, mặc dù lên án việc Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, Israel giới hạn việc hỗ trợ Ukraine trong khuôn khổ cứu trợ nhân đạo, với lý do mong muốn tiếp tục hợp tác với Nga về vấn đề Syria và đảm bảo cuộc sống của người Do Thái ở Nga.

Ngày 18-10, Ukraine đã hối thúc sự hỗ trợ của Israel sau khi Nga sử dụng máy bay không người lái Shahed-136 'kamikaze' của Iran để tấn công nhiều mục tiêu ở nước này.

Phía đại sứ Ukraine đã đề nghị Israel hỗ trợ các hệ thống phòng thủ có thể bắn hạ máy bay không người lái, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Benny Gantz cho biết Israel kiên quyết không cung cấp vũ khí cho Kiev.

Thay vào đó, Israel hỏi Ukraine "có nhu cầu với hệ thống cảnh báo không kích không", và hứa có thể "hỗ trợ phát triển một hệ thống cảnh báo sớm giúp bảo vệ tính mạng thường dân".

Ông Gantz nói với các đại sứ EU: "Israel có chính sách hỗ trợ Ukraine bằng viện trợ nhân đạo và cung cấp các thiết bị y tế, nhưng sẽ không cung cấp các hệ thống vũ khí do phải cân nhắc nhiều vấn đề".

Đại sứ Ukraine Yevgen Kornichuk nói với Reuters rằng đề nghị của Israel về hệ thống cảnh báo không kích là "không liên quan".

Ông Kornichuk xác nhận quả thật đại sứ quán Ukraine đã gửi một bức thư - sau đó bị hãng thông tấn Walla của Israel công bố. Trong thư Ukraine đề nghị mua gấp các hệ thống tên lửa đánh chặn.

Cụ thể, Ukraine muốn mua "gấp" hệ thống Iron Beam - lá chắn phòng thủ sử dụng tia laser để đánh chặn những quả rocket tầm ngắn và đạn cối; hệ thống phòng không Barak-8 do Israel và Ấn Độ hợp tác sản xuất; hệ thống phòng thủ tên lửa di động Vòm Sắt - Iron Dome; hệ thống phòng thủ tên lửa David's Sling và Arrow của Israel...

Theo Reuters, song song với các tên lửa đánh chặn hoạt động hiệu quả - chủ yếu để ngăn chặn các cuộc tấn công của đối phương, Israel có một mạng lưới radar báo động bằng còi hoặc cảnh báo qua điện thoại di động để cảnh báo người dân tìm nơi ẩn nấp khi tên lửa được phóng đi.

Vòm sắt có che nổi Israel?Vòm Sắt có che nổi Israel?

TTCT - Những ngày vừa qua, thế giới được “chiêm ngưỡng” cảnh tên lửa Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel thăng thiên và ngăn chặn pháo kích của Hamas từ Gaza bắn sang. Chẳng hiểu là 1.000 hay 2.000 quả, nhưng dù bao nhiêu thì, theo Israel, 90% bị vô hiệu hóa bởi một hệ thống phòng thủ thông minh đủ năng lực “lọc” những đạn pháo được coi là vô hại hướng về những chỗ không người.


Nguồn bài viết