Tình nguyện viên mang cả ‘gia tài’ đi chống dịch

3 năm trước 261

Hết đưa lực lượng đi lấy mẫu xét nghiệm, Phúc khoác bộ đồ bảo hộ đến nhà F0 hỗ trợ oxy cho người bệnh - VIDEO: CÔNG TRIỆU

Từ công việc ban đầu là hỗ trợ nhập liệu, nay nhiều người đã có thể tự tay lấy mẫu test COVID-19 cho người dân, đo các chỉ số sinh tồn, sơ cấp cứu người bệnh… thuần thục.

Người và gia tài cùng đi chống dịch

Đúng như nghĩa đen lẫn nghĩa bóng - đó là câu chuyện của chàng trai trẻ Nguyễn Hoàng Phúc (24 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM), làm nghề tài xế xe du lịch.

Dịch bệnh khiến ngành du lịch "đóng băng", "ở nhà mãi cũng buồn" nên Phúc đăng ký tham gia tình nguyện viên đội phòng chống dịch bệnh COVID-19 của phường Bình Trị Đông (quận Bình Tân).

Tình nguyện viên mang cả ‘gia tài’ đi chống dịch - Ảnh 2.

Phúc (bìa trái) hỏi thăm về lịch trình của nhóm y bác sĩ, tình nguyện viên đi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trong dân ngày 25-8

Ban đầu chỉ tham gia vào công việc hỗ trợ nhập liệu, nhưng vì phường thiếu tài xế đưa đón bệnh nhân F0 đi cách ly, chở lực lượng y bác sĩ đi lấy mẫu, Phúc đảm nhận luôn vai trò tài xế.

Ngày có càng nhiều ca bệnh nặng, anh làm luôn việc chở bình oxy hỗ trợ người bệnh. Công việc bận rộn đến nỗi không có thời gian ăn sáng, lại thường xuyên tiếp xúc, làm việc trong môi trường dễ lây nhiễm nên đã hơn 2 tháng nay gần như Phúc chưa về nhà.

"Đúng là cái nghề cái nghiệp, vào đây rồi cũng lái xe suốt. Sáng chở đội đi lấy mẫu, về chở F0 đi cách ly, có F0 khỏe bệnh thì mình đến chở về nhà, rồi chở oxy đi cho người ta, phát thuốc cho mọi người, trưa lại chở đoàn về, chiều lại cứ thế" - Phúc cười.

Đợt này, Phúc nói mình không cô đơn vì đã kịp đưa theo hai "người bạn thân" cùng tham gia. Đó là hai chiếc xe ô tô đỗ ở đằng xa, trên xe dán đầy các dòng decal: "Xe cấp cứu bình oxy", "Xe hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19".

Tình nguyện viên mang cả ‘gia tài’ đi chống dịch - Ảnh 3.

Từng lâm cảnh xe cấp cứu không thể vào trong hẻm sâu vì hàng rào phong tỏa hàn chặt, Phúc trang bị luôn cây kềm cộng lực để tiện cho việc cứu người

Phúc cho biết cả hai chiếc xe đều đang trả góp hằng tháng tại ngân hàng, một chiếc 10 triệu rưỡi/ tháng, chiếc gần 9 triệu/tháng. Hỏi Phúc lấy tiền đâu để trả lãi cho ngân hàng khi cả hai tháng nay khối "gia tài" đó đều ở phường để hỗ trợ phòng dịch, anh chỉ cười, gãi đầu thành thật bảo đến đâu hay đến đó. 

"Thấy phường cần xe quá, cả phường có được một xe à, mình có hai chiếc thì mang lên hỗ trợ mọi người chứ có gì đâu", Phúc tâm sự.

Mong manh giây phút vui buồn

Tình nguyện đăng ký vào đội điều phối hỗ trợ người dân lẫy mẫu từ 10-5, đến nay anh Lưu Quốc Minh (24 tuổi) vẫn cần mẫn ngày đêm tham gia vào hoạt động phòng dịch tại phường mình.

Hơn 3 tháng cùng đội ngũ y bác sĩ len lỏi vào mọi hang cùng ngõ hẻm vùng dịch, đến nay Minh có thể tự tin khoe rằng đã tự lấy mẫu test COVID-19 cho người dân một cách thông thạo. Chưa hết, Minh có thể sử dụng thành thạo các loại máy do chỉ số sinh tồn, sơ cấp cứu cho các bệnh nhân trong trường hợp khẩn, cho đến test COVID-19 trên tử thi để bổ sung vào giấy báo tử.

Tình nguyện viên mang cả ‘gia tài’ đi chống dịch - Ảnh 4.

Minh trong bộ đồ bảo hộ tại một buổi lẫy mẫu xét nghiệm cho người dân tại phường Bình Trị Đông

"Có lần tôi tham gia vào đội phản ứng nhanh mang oxy xuống và hỗ trợ kịp thời cho một ca F0. Lần đó, SpO2 chỉ còn 62% nhưng sau một lúc thì kéo lên được trên 87%, may liên hệ được bệnh viện quận để chuyển đi, xem như đã ổn".

"Mọi người ai nấy đều về lại trạm với tâm trạng rất vui mừng vì có một ca đã qua khỏi. Nhưng đến sáng nghe tin bác ấy không qua khỏi vì bệnh nền nặng quá", Minh kể.

Tình nguyện viên mang cả ‘gia tài’ đi chống dịch - Ảnh 5.

Lưu Quốc Minh cùng bàn tay phồng rộp vì sử dụng găng tay cao su nhiều giờ liền

z2711142049316_ff8614037d15aea08f151cef30c2020c

Hương Giang (chính giữa) trong một buổi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại phường Bình Trị Đông, TP.HCM

Gần 1 tuần lên đường vào chi viện cho TP.HCM phòng dịch, cô sinh viên năm 2 Trường cao đẳng Y tế Bạch Mai Mai Hương Giang (quê Hà Nội) nói rằng ngoài dịp để cống hiến với nghề, đây còn là cơ hội để học thêm giọng nói người miền Nam.

"Về nhà em sẽ nói cho bố mẹ nghe một vài câu giọng miền Nam, chắc bố mẹ sẽ thích vì giọng người dân ở đây ngọt lắm", Giang cười.

Tình nguyện viên mang cả ‘gia tài’ đi chống dịch - Ảnh 8.

Công việc tài xế "bám" lấy Phúc

Tình nguyện viên mang cả ‘gia tài’ đi chống dịch - Ảnh 9.

Chỉ cần có cuộc gọi từ y tế báo có bệnh nhân cần oxy...

Tình nguyện viên mang cả ‘gia tài’ đi chống dịch - Ảnh 10.

Phúc (trái) sẵn sàng lao mình vào điểm dịch, dù hiểm nguy

Tình nguyện viên mang cả ‘gia tài’ đi chống dịch - Ảnh 11.

Anh Phúc cùng một trong hai chiếc xe đang hỗ trợ phòng dịch của mình lên đường đi cấp cứu bình oxy cho bệnh nhân F0

 ‘Thương lắm’Tình nguyện viên che dù ngủ ngoài mưa, dân mạng ùa vào thăm hỏi: ‘Thương lắm’

TTO - Vì không tìm được chỗ trú, Mai Văn Hiếu (sinh năm 2000, sinh viên Trường cao đẳng Kinh tế đối ngoại, TP.HCM) đã che dù ngủ ngoài mưa.

Nguồn bài viết