Tìm thấy virus 15.000 tuổi dưới sông băng Tây Tạng

2 năm trước 249
Chú thích ảnhCác lõi băng được khoan từ chỏm băng Guliya năm 2015. Ảnh: CNN

Kênh truyền hình CNN đưa tin những con virus này không hề giống bất kỳ chủng virus nào đã được giới nghiên cứu phân loại, theo công bố trên tạp chí Microbiome số ra tuần này. 

Một nhóm chuyên gia bao gồm các nhà khoa học khí tượng và vi sinh vật học tại Đại học bang Ohio (Mỹ) đã khoan 2 lõi băng nằm trong chỏm băng Guliya ở độ cao 6,7 km so với mực nước biển ở miền Tây Trung Quốc năm 2015.

Trưởng nhóm nghiên cứu, nhà sinh vật học Zhiping Zhong hôm 22/7 cho biết các lõi băng này nằm ở độ sâu 310 m, được cắt thành những đoạn dài 1 m, rộng 10 cm.  

Sau khi phân tích, họ tìm thấy trong băng có 33 con virus cổ xưa. Ít nhất 28 con trong số chúng chưa từng được giới khoa học biết đến và vẫn sống sót bởi vì chúng bị đóng băng. 

Những con vi sinh vật này có khả năng bắt nguồn từ đất ruộng hoặc cây trồng nhiều hơn là từ người hoặc động vật. Chúng đã thích nghi được với các điều kiện khắc nghiệt. Đáng chú ý, nhóm nghiên cứu cho biết chúng không gây hại đối với con người. 

Theo nghiên cứu, băng lưu giữ lại các thành phần của khí quyển theo thời gian, trong đó có cả virus và vi khuẩn.

Đồng tác giả nghiên cứu Lonnie Thompson - Giáo sư khoa học trái đất tại bang Ohio và là nhà khoa học nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu địa cực Byrd – nhận xét băng chính là một kho lưu trữ đông lạnh. 

Theo ông, phát hiện về 33 virus trên đang thực sự thu hút được sự chú ý của công chúng sau khi đại dịch COVID-19 xuất hiện và nâng cao nhận thức của con người về tìm hiểu các cộng đồng vi sinh vật. 

Một đồng tác giả khác, ông Matthew Sullivan – Giáo sư vi sinh vật tại Đại học bang Ohio – tiết lộ thêm rằng các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đã cho phép nhóm chuyên gia đánh giá tốc độ tiến hóa của virus hiện diện trong các lớp khác nhau của lõi băng. Điều này cũng có thể hữu ích khi nghiên cứu về sự sống trên Sao Hỏa. 

Nguồn bài viết