‘Tuổi già’ trong cách suy nghĩ của thế hệ Millennials

2 năm trước 204

Cái tiệm gội đầu dạo trước tôi hay lui tới mỗi cuối tuần, bỗng dưng gần đây trở nên đông đúc một cách bất ngờ. Một số bạn trẻ tôi có bắt chuyện hỏi thăm, thì các bạn đưa ra những lý do để lui tới đây là do những dấu hiệu tuổi già như đau mỏi vai gáy, đau cứng khớp.

Chợt nhận ra những bạn trẻ đó cũng trạc tuổi tôi thời điểm hai năm trước, thời điểm mà tôi cũng cảm thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể mình. Cũng từ khoảng thời gian đó đến bây giờ, tôi thường xuyên cảm thấy kiệt sức, không muốn tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí. Mẹ tôi thậm chí còn hay đùa với tôi rằng dù bà đã 60 tuổi nhưng vẫn có thể chạy bộ mỗi ngày 3km, đánh quần vợt với những người bạn của bà mỗi cuối tuần, vẫn khỏe hơn một người trẻ như tôi nhiều. Việc một người lớn tuổi như mẹ tôi nói với tôi câu đó khiến tôi phải định nghĩa lại về khái niệm “tuổi già” của mình

Tôi của trước đây luôn nghĩ "tuổi già" là một cột mốc còn rất xa với mình. Bởi khi ấy, tôi tin rằng "già đi" là khi mình bước qua độ tuổi 50 - 60, những nếp nhăn dần xuất hiện nơi khóe mắt và cơ thể không còn dẻo dai, sung sức như độ tuổi 20 - 30.

Tuy nhiên, khi cơ thể có những biến đổi thể chất khác thường, nhìn xung quanh, nhiều người thậm chí trẻ tuổi hơn mình cũng đối diện với các dấu hiệu lão hóa sớm, định nghĩa tuổi già trong tôi có phần đổi khác. Theo đó, già nên là một tính từ độc lập không còn bị giới hạn bởi độ tuổi hay sự thay đổi của cơ thể. Bởi trên thực tế, hiện nay, nhiều người trẻ đang đối mặt với các căn bệnh tuổi già, trong khi đó, nhiều người già vẫn sống vui, sống khỏe nhờ việc đều đặn tham gia các hoạt động thể dục, thể thao.

Vài năm trước, trên mạng có một định nghĩa khá "hot" về tuổi trưởng thành, nó không tính bằng số năm tháng chúng ta sống mà tính bằng những trải nghiệm trong cuộc đời. Đồng nghĩa với đó, tuổi già cũng không nên được tính bằng số năm mình đã sống hay số năm mình còn sống trên đời. Những tác động từ ngoại cảnh, những trải nghiệm suy tư trong cuộc sống đôi khi buộc con người "già" trước tuổi và trưởng thành hơn trong suy nghĩ.

Chú thích ảnhNhiều người trẻ chuẩn bị để đón tuổi già độc lập. Nguồn: Freepik

Chính sự trưởng thành trong tâm hồn, nhận thức và trải nghiệm sống khiến nhiều người chưa già nhận ra các vấn đề khi về già để sống trách nhiệm hơn và có sự chuẩn bị tốt về mọi mặt để có thể vững tâm đứng trước ngưỡng cửa của độ tuổi này. Tôi chưa bao giờ nghĩ, sẽ không chuẩn bị cho một điều gì đó kém quan trọng hay không cần thiết trong cuộc sống. Vì khi ta không chuẩn bị điều gì, nghĩa là ta đang chuẩn bị cho sự thất bại.

Lắng nghe cơ thể của bản thân, tôi dần có những sự điều chỉnh về mặt sinh hoạt tập luyện để cải thiện thể chất. Trước đây, khi sức khỏe còn chưa tốt, tôi bắt đầu từ những bài tập thở, đi bộ. Đến nay, tôi có thể tham gia các giải chạy marathon phong trào cự ly ngắn. Để chuẩn bị cho tuổi già, mỗi người có thể nâng cao sức khỏe thể chất bằng nhiều hình thức, lắng nghe cơ thể thường xuyên để nhận thấy những thay đổi, luyện tập và thích nghi với nó.

Tôi đã nghe nhiều người chia sẻ, những năm tháng tuổi trẻ hết mình với guồng quay công việc, về già thường cô đơn. Không muốn tuổi già chìm trong cảm xúc tiêu cực, mỗi người có thể lên kế hoạch để cải thiện đời sống tinh thần và các mối quan hệ xã hội.

Cụ thể, việc hít thở sâu, duy trì trạng thái tích cực, quan tâm đến giấc ngủ giúp tinh thần luôn sảng khoái. Như đã chia sẻ, mỗi ngày, tôi luyện tập yoga để cải thiện hô hấp và giấc ngủ. Từ một người không thể ngủ sâu, hay thức dậy giữa đêm, tôi đã luyện tập để giấc ngủ có thể liền mạch để mỗi sáng thức dậy là một ngày sảng khoái.

Ngoài hai khía cạnh sức khỏe thể chất và tinh thần, xây dựng tuổi già độc lập, mỗi người cũng nên tập luyện thói quen tiêu dùng thông minh để có tiết kiệm và tích lũy, xây dựng kế hoạch tài chính rõ ràng theo từng năm. Bản thân tôi, thường đặt ra những kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn, từ đó, lên "to do list" để đạt được những mục tiêu ấy. Sau hơn 10 năm đi làm, chưa dám nhận là giàu có, nhưng tôi có đủ tài chính để lo cho gia đình 4 người, thỏa mãn những nhu cầu của bản thân và có một khoản "tiết kiệm" nho nhỏ phòng khi về già.

Tôi tin rằng, cuộc sống không thể nào trọn vẹn nếu thiếu đi tình yêu thương và sự gắn kết với các mối quan hệ xã hội. Tôi lấy sự thoải mái, hạnh phúc làm tiền đề xây dựng mọi mối quan hệ xung quanh mình. Điều này khiến cuộc sống của tôi trở nên muôn màu, nội tâm và cảm xúc ngày càng phong phú bởi mỗi ngày được sống là một ngày được khám phá.

Có một điều tôi khá rõ là cuộc sống không thể nào trọn vẹn nếu thiếu đi sự gắn kết với các mối quan hệ xã hội. Để đạt được điều đó, tôi đã xây dựng mọi mối quan hệ xung quanh mình bằng tất cả sự thoải mái và hạnh phúc tôi có thể trao cho họ. Điều này giúp cuộc sống của tôi nhiều màu sắc hơn, vì mỗi ngày được sống là những câu chuyện mới mẻ với tôi.

Không còn phải quan ngại về vấn đề sức khỏe, tôi dần lấy lại niềm vui khi có những suy nghĩ và kế hoạch dành riêng cho tuổi già. Nỗi buồn và sự bi quan là những thứ không được liệt kê trong sự chuẩn bị của tôi trước những biến động về tuổi tác. vì có lẽ, tuổi tác chỉ nên thức hiện một nhiệm vụ đánh dấu những cột mốc trong cuộc sống của chúng ta, không nên dùng nó để giới hạn niềm vui.

Chú thích ảnh

Cần có sự chuẩn bị trên nhiều khía cạnh tài chính, sức khỏe, tinh thần và gắn kết xã hội để mỗi người không bị rơi vào đáy vực của tuổi già. Hành động ngay hôm nay để chuẩn bị cho tuổi già, đừng để khi về già, mỗi chúng ta mới chuẩn bị những bước đà để giậm nhảy.

Trước bối cảnh xã hội Việt Nam có sự chuyển mình nhanh chóng từ xã hội "già hóa" sang xã hội "già", cũng như mong muốn đồng hành cùng người trẻ Việt cho việc chuẩn bị một tuổi già hạnh phúc, thúc đẩy người trẻ bắt đầu hành động, Prudential Việt Nam ra mắt trang thông tin Tự do Tuổi 50 và Công cụ tính toán tài chính nhằm cung cấp thông tin và giúp người trẻ hoạch định kế hoạch dự trù tài chính cho tuổi già.
Nguồn bài viết