Tuần lễ dữ liệu, chú ý đến việc làm đươc Fed quan tâm đặc biệt
Giá vàng giảm khoảng 1% do đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ phù hợp với kỳ vọng trong giai đoạn cuối tuần vừa qua. Tuy nhiên, do chính sách cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang trong tháng 9 và căng thẳng địa chính trị vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy vàng vẫn có nhiều hỗ trợ tiềm năng về mặt cơ bản.
Giá vàng đóng cửa giảm nhẹ trong tuần này nhưng vẫn giữ mốc 2.500 USD/ounce. Tuần tới, các nhà đầu tư sẽ nhận được dữ liệu ISM của Hoa Kỳ và báo cáo bảng lương phi nông nghiệp, dự kiến sẽ gây ra những biến động lớn trên thị trường vàng.
Dữ liệu mới nhất do Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố cho thấy chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) đã tăng 0,2% trong tháng trước, phù hợp với dự báo của các nhà kinh tế.
Trong khi đó, căng thẳng ở Trung Đông đã thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng. Dấu hiệu mua ổn định từ các ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi cũng hỗ trợ giá cả.
Dữ liệu đáng chú ý còn là dữ liệu từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) cho thấy tính đến tuần ngày 27 tháng 8, các vị thế mua ròng đầu cơ đối với hợp đồng tương lai vàng COMEX đã tăng 69 lô lên 236.818 lô.
Thứ Ba tới, Chỉ số Nhà quản lý Mua hàng (PMI) Sản xuất ISM của Hoa Kỳ trong tháng 8 sẽ là một điểm nổi bật trong dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ ở những ngày đầu tuần.
Thị trường kỳ vọng PMI tổng thể sẽ tăng lên 47,8 từ mức 46,8 trong tháng Bảy. Nếu chỉ số trên 50, điều đó có thể thúc đẩy trực tiếp đồng USD Mỹ và gây áp lực lên vàng trong ngắn hạn.
Những thay đổi về việc làm của ADP và dữ liệu PMI dịch vụ ISM cũng sẽ được công bố vào thứ Tư và Năm, nhưng phản ứng của thị trường đối với những dữ liệu này có thể là tức thời và trong thời gian ngắn. Nếu dữ liệu bất ngờ tích cực sẽ hỗ trợ đồng USD và dữ liệu tiêu cực gây áp lực cho đồng USD trước báo cáo việc làm tháng 8 được nhiều người mong đợi vào thứ Sáu tới.
Biên chế phi nông nghiệp (NFP) của Hoa Kỳ công bố vào thứ Sáu tuần tới, dự kiến sẽ tăng 163.000 trong tháng 8 sau mức tăng đáng thất vọng 114.000 trong tháng 7. Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ giảm xuống 4,2% từ 4,3% và lạm phát tiền lương, được đo bằng những thay đổi trong thu nhập trung bình mỗi giờ, dự kiến sẽ tăng 0,3% so với tháng trước.
Dữ liệu NFP vào tuần tới sẽ là trọng tâm chính, bởi trong hội nghị Jackson Hole thì Chủ tịch Fed Jerome Powell cùng các thành viên khác cũng đã tập trung rất nhiều đến dữ liệu việc làm trong thời gian tới. Dự kiến tuần tới thị trường sẽ có sóng gió đáng kể khi dữ liệu NFP sẽ làm trung tâm của cơn bão lớn.
Dữ liệu kinh tế đáng chú ý vào tuần tới
Thứ Ba: PMI Sản xuất ISM của Hoa Kỳ
Thứ Tư: Cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Canada, vị trí tuyển dụng JOLTS của Hoa Kỳ
Thứ Năm: Dữ liệu việc làm của ADP; PMI dịch vụ ISM của Hoa Kỳ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần của Hoa Kỳ
Thứ Sáu: Dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ (NFP)
Phân tích triển vọng kỹ thuật giá vàng
XAUUSD
Mặc dù vàng đã giảm điều chỉnh trong giai đoạn cuối tuần trước, nhưng nhìn tổng thể thì biểu đồ hàng ngày của giá vàng vẫn cho thấy một xu hướng tăng vững chắc.
Với kênh giá (b) sẽ làm xu hướng tăng trong ngắn hạn, miễn là vàng vẫn ở trong kênh giá (b) và trên đường trung bình động EMA21 thì nó vẫn có tiềm năng tăng giá trong thời gian tới, với các mục tiêu vẫn sẽ được cố định tại 2.531USD trong ngắn hạn và nhiều hơn là mức 2.544USD.
Mặc dù Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hướng xuống nhưng nó vẫn chưa đạt được mức quá mua trước khi hướng xuống, cùng với đó thì độ dốc là không đáng kể, vì vậy đây không coi là một tín hiệu áp lực và hỗ trợ đối với Chỉ báo này được chú ý ở mức 50%.
Việc vàng đóng cửa trên mức 2.484USD và mức giá nguyên 2.500USD cho thấy triển vọng kỹ thuật tích cực, và xu hướng tăng trong thời gian tới sẽ được chú ý lại bởi các điểm giá như sau.
Hỗ trợ: 2.500 – 2.484USD
Kháng cự: 2.531 – 2.544USD
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc tuần làm việc mới sắp bắt đầu nhiều sức khoẻ, thành công và hạnh phúc