Tuyên bố 'phải kết thúc dịch COVID-19 trong năm 2022' của WHO dựa trên cơ sở nào?

2 năm trước 500
Tuyên bố phải kết thúc dịch COVID-19 trong năm 2022 của WHO dựa trên cơ sở nào? - Ảnh 1.

Tuần hành kêu gọi phê chuẩn vắc xin tại Nam Phi hồi tháng 6-2021 - Ảnh: AFP

"Năm 2022 phải là năm chúng ta chấm dứt đại dịch", tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát biểu trong cuộc họp báo cuối ngày 20-12 tại Geneva (Thụy Sĩ). 

Người đứng đầu WHO kêu gọi các quốc gia nên kiềm chế các sự kiện tập trung nhiều người bởi đây sẽ là "nền tảng hoàn hảo" để Omicron lan rộng.

"Hiện đã có bằng chứng vững chắc cho thấy Omicron đang lây lan nhanh hơn đáng kể so với biến thể Delta", ông Tedros nói, đồng thời cảnh báo rằng biến thể này dường như có khả năng tăng gấp đôi số ca nhiễm sau mỗi 1,5 đến 3 ngày.

Trong bối cảnh đó, tổng giám đốc WHO tin rằng con người có thể kết thúc đại dịch vào năm sau nếu giải quyết được bất bình đẳng vắc xin.

Giới lãnh đạo WHO và các nhà khoa học thuộc tổ chức này đã nhất quán xem tiếp cận công bằng vắc xin là cách để thoát khỏi đại dịch COVID-19.

"Nếu chúng ta muốn kết thúc đại dịch trong năm tới, chúng ta phải chấm dứt sự bất bình đẳng", ông Tedros nói trong cuộc họp báo ngày 20-12.

Tuyên bố phải kết thúc dịch COVID-19 trong năm 2022 của WHO dựa trên cơ sở nào? - Ảnh 2.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus - Ảnh: AFP

Theo Công ty phân tích Airfinity, ước tính có khoảng 11 tỉ mũi tiêm sẽ được thực hiện vào năm 2021.

Tuy nhiên cho đến tháng trước, khoảng 80% tổng số liều của thế giới nằm ở nhóm 20 quốc gia giàu có của thế giới và chỉ 0,6% đã đến các quốc gia có thu nhập thấp, theo WHO. Các nước châu Phi chiếm phần lớn những quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng thấp của thế giới.

Bà Maria Van Kerkhove, chuyên gia hàng đầu của WHO, chỉ ra việc khi bước vào năm thứ ba của COVID-19, thế giới đã có rất nhiều công nghệ cần thiết để kết thúc đại dịch.

Vắc xin đã được phát triển, nhiều người đã được tiêm chủng và nhiều người biết hơn về cách điều trị bệnh.

"Chúng ta có các công cụ có thể ngăn bệnh nghiêm trọng, ngăn tử vong vì COVID-19 và giảm sự lây lan", bà Van Kerkhove viết trên tạp chí Nature Medicine số ra tháng 12-2021.

Tuy nhiên, bà Van Kerkhove, cũng như phần lớn chuyên gia khác, đều đồng ý rằng để hạn chế lây nhiễm cần phải tăng cường khả năng miễn dịch toàn cầu. Muốn như vậy, thế giới cần phải được tiêm chủng rộng rãi trước khi bất kỳ biến thể nguy hiểm nào xuất hiện và phá vỡ sự ổn định toàn cầu.

Trong quá trình đó, con người sẽ phải đối mặt ẩn số không còn mới mẻ: liệu virus có tiến hóa và sinh ra biến thể mới hay không, cũng như mức độ nguy hiểm với sức khỏe con người.

Theo báo South China Morning Post, xuất phát từ việc virus sẽ không sớm biến mất, đang có một luồng quan điểm cho rằng chỉ nên tập trung vào diễn biến của những ca nhiễm đã tiêm chủng hơn là đếm số ca nhiễm.

Điều này nhằm đánh giá xem liệu mức độ bảo vệ của vắc xin đang ở mức nào và có cần điều chỉnh, cập nhật hay không.

Đẩy nhanh tự chủ thuốc trị COVID-19Đẩy nhanh tự chủ thuốc trị COVID-19

TTO - 300.000 liều thuốc Molnupiravir được Bộ Y tế phân bổ cho các địa phương không thấm vào đâu so với nhu cầu thực tế. Mọi vướng mắc cho việc sản xuất thuốc trên hiện nay chỉ còn ở chỗ quy định hiện hành trong Luật dược.

Nguồn bài viết