Trẻ nhiễm vi rút adeno chiếm 4% tổng số bệnh nhân điều trị nội trú

2 năm trước 200
Trẻ nhiễm vi rút adeno chiếm 4% tổng số bệnh nhân điều trị nội trú - Ảnh 1.

Tại các phòng điều trị, mỗi trẻ một giường bệnh, không phải nằm ghép với các bệnh nhi khác - Ảnh: BVCC

Ngày 22-9, Bệnh viện Nhi trung ương thông tin từ tháng 8-2022 đến nay, số ca nhiễm vi rút adeno ghi nhận tại bệnh viện tăng cao.

Bố trí 300 giường thu dung bệnh nhi nhiễm vi rút adeno

Trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến ngày 21-9, tổng số ca bệnh vi rút adeno phát hiện là 1.316 trường hợp với 738 bệnh nhân nội trú. Tỉ lệ chung trẻ mắc vi rút adeno nhập viện chiếm khoảng 4% so với tổng số người bệnh điều trị nội trú.

Tổng số ca nhiễm vi rút adeno ghi nhận trong toàn bệnh viện từ đầu năm 2022 là 1.406 ca bệnh, số ca bệnh nội trú 811 (chiếm gần 58%) với 7 ca tử vong.

Bệnh viện Nhi trung ương đã ban hành các tài liệu, văn bản hướng dẫn về quản lý, phân luồng tiếp nhận, cách ly điều trị và dự phòng lây nhiễm vi rút adeno.

Bên cạnh đó, bệnh viện đã bố trí 300 giường bệnh để thu dung điều trị bệnh nhi nhiễm vi rút adeno nhập viện theo nhóm bệnh nhẹ, bệnh có tổn thương hô hấp đơn thuần hoặc kết hợp với bệnh lý nền, bệnh kèm theo nặng. 

Đồng thời, các bệnh nhi nằm viện được chăm sóc và điều trị tại khu vực riêng, không phải nằm ghép, đảm bảo mỗi trẻ một giường bệnh. Phòng bệnh thông thoáng, khoảng cách giữa các giường bệnh phù hợp, theo quy định; hạn chế tối đa việc lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Trước thông tin bệnh viện quá tải, Bệnh viện Nhi trung ương khẳng định do đã có sự chủ động và kịp thời ứng phó trước diễn biến của bệnh do nhiễm vi rút adeno nên cho đến thời điểm hiện tại bệnh viện vẫn đảm bảo công tác thu dung và điều trị, không xảy ra tình trạng quá tải.

Bệnh nhi nhiễm vi rút adeno nhẹ có thể điều trị tuyến dưới

Các bác sĩ cũng khyến cáo đối với trẻ viêm phổi nhiễm vi rút adeno điều trị ổn định với các triệu chứng không suy hô hấp (SpO2 từ 94% trở lên); giảm khó thở; hết sốt; ăn được bằng miệng; các rối loạn chức năng được kiểm soát chuyển tuyến dưới để điều trị.

Theo bác sĩ Trần Văn Phúc (Bệnh viện Xanh Pôn), trong một số trường hợp hiếm hoi, tình trạng bệnh sẽ nặng hơn nếu nhiễm adeno như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, viêm gan... Nếu để muộn có thể tử vong. Còn lại, đa số trường hợp nhẹ là không cần thiết xét nghiệm truy tìm vi rút và các bác sĩ chỉ cần khám lâm sàng, kê đơn thuốc cho về nhà điều trị và theo dõi.

Các bác sĩ khuyến cáo để phòng bệnh lý hô hấp nói chung và viêm phổi do vi rút adeno nói riêng, cần đảm bảo vệ sinh và chế độ dinh dưỡng cho trẻ. 

Bệnh cũ, chủng cũ nhưng dịch vi rút adeno liên tục tăng sau COVID-19Bệnh cũ, chủng cũ nhưng dịch vi rút adeno liên tục tăng sau COVID-19

TTO - Mặc dù là chứng bệnh rất cũ, chủng vi rút cũng cũ, nhưng những ngày gần đây số trẻ em mắc vi rút adeno liên tục gia tăng, tại Bệnh viện Nhi trung ương đã có sáu trẻ tử vong. Các chuyên gia cảnh báo có thể xuất hiện dịch do vi rút adeno.

Nguồn bài viết