Trung Quốc thông qua luật tăng cường an ninh biên giới

2 năm trước 170
Trung Quốc thông qua luật tăng cường an ninh biên giới - Ảnh 1.

Biên giới Trung Quốc - Ấn Độ - Ảnh: REUTERS

Đạo luật trên được thông qua tại phiên bế mạc cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc vào ngày 23-10. 

Theo Tân Hoa xã, luật cũng quy định rằng Nhà nước Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp tăng cường phòng thủ biên giới; hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới; cải thiện dịch vụ công và cơ sở hạ tầng; hỗ trợ đời sống người dân và phát triển kinh tế khu vực biên giới.

Trung Quốc dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tin cậy lẫn nhau và tham vấn hữu nghị để xử lý các vấn đề liên quan đến biên giới trên bộ với các nước láng giềng thông qua đàm phán.

Quân Giải phóng nhân dân và Lực lượng Cảnh sát vũ trang nhân dân có nhiệm vụ canh giữ biên giới chống lại mọi hành động "xâm lược, lấn chiếm, xâm nhập, khiêu khích".

Theo Hãng tin Reuters, luật mới có quy định rằng Trung Quốc có thể đóng cửa biên giới nếu một cuộc chiến tranh hoặc xung đột vũ trang gần đó đe dọa an ninh biên giới.

Biên giới Trung Quốc đang đối mặt với nhiều vấn đề như căng thẳng với Ấn Độ, lo ngại tác động từ Afghanistan sau khi Taliban nắm quyền và kiểm soát lây lan dịch COVID-19.

Trung Quốc luôn theo dõi chặt chẽ Afghanistan khi Taliban lên nắm quyền vào tháng 8, nhằm đề phòng dòng người tị nạn hoặc phần tử cực đoan liên kết với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Tại dãy Himalaya, binh sĩ Trung Quốc đã đối đầu với binh sĩ Ấn Độ kể từ tháng 4-2020.

Trung Quốc cũng đang nỗ lực ngăn chặn dịch COVID-19 xâm nhập biên giới. Các nhà chức trách đã phá nhiều vụ vượt biên trái phép từ Myanmar trong năm nay.

Hãng tin Reuters nhận định đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập cách đây 72 năm, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có luật riêng quy định cách thức quản lý và bảo vệ biên giới đất liền dài 22.000km.

Chính quyền Trung Quốc muốn sáp nhập tạo Chính quyền Trung Quốc muốn sáp nhập tạo 'siêu' công ty đất hiếm

TTO - Bắc Kinh sẽ 'tái cơ cấu' 3 nhà khai thác đất hiếm để tạo ra một công ty thuộc sở hữu nhà nước duy nhất. Công ty này có thể chiếm khoảng 70% sản lượng nội địa của các loại đất hiếm đóng vai trò quan trọng trong các sản phẩm công nghệ cao.

Nguồn bài viết