Trung Quốc ngừng hàng loạt điện than, cảnh báo rủi ro cho Việt Nam khi mở rộng đầu tư

3 năm trước 473
Trung Quốc ngừng hàng loạt điện than, cảnh báo rủi ro cho Việt Nam khi mở rộng đầu tư - Ảnh 1.

Chi phí đầu tư vào năng lượng tái tạo ngày càng rẻ hơn nên thu hút nhà đầu tư - Ảnh: N.K.

Thông tin được đưa ra tại buổi trao đổi thông tin với chủ đề "Đầu tư tài chính cho lĩnh vực năng lượng", do Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) tổ chức ngày 11-10.

Ông Mark Hutchinson, chủ tịch Nhóm công tác khu vực Đông Nam Á của GWEC, cho hay, trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc, nhiều nhà máy điện than ngừng hoạt động, nên sẽ rất rủi ro nếu đầu tư vào lĩnh vực này. 

Ông cho rằng hệ quả của thực trạng này ở Trung Quốc được bắt nguồn từ 10 năm trước, khi các nhà cung cấp tài chính đã ngừng đầu tư vào điện than do giá giảm và điện than chứa đựng nhiều rủi ro.

Việc huy động nguồn vốn tài chính để đầu tư dự án điện than của Việt Nam cũng sẽ khó khăn, do nguồn vốn chủ yếu đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, trong khi ba nước này đã cam kết dừng đầu tư vào các dự án điện than mới.

Trong khi đó, ông Patrick Jakobsen - giám đốc thẩm định tín dụng của Tổ chức Tín dụng xuất khẩu Đan Mạch (Quỹ EKF) - cho hay các quỹ tài chính đang có xu hướng hỗ trợ vốn cho các dự án điện tái tạo, điện gió ngoài khơi thay vì đầu tư cho điện than.

Lý do là việc xây dựng mới và vận hành các nhà máy điện than cũng không khả thi, khi có tới 42% nhà máy điện than trên toàn cầu không có lãi và con số này có thể tăng lên tới 72% đến năm 2040.

Trong 5 năm qua, có khoảng 900 GW điện than được đưa ra khỏi quy hoạch ở nhiều nước trên thế giới, đưa tổng số dự án bị hủy bỏ trong 10 năm qua lên tới 1.600 GW, trong đó Trung Quốc dẫn đầu các dự án bị tạm dừng với 697 GW bị hủy bỏ, tạm dừng.

Các dự án điện than hiện đã giảm 2/3 so với năm 2015, công suất huy động điện than mỗi năm cũng giảm. Hiệu suất sử dụng trung bình các nhà máy điện than trên toàn cầu thấp, khoảng 51%, nên nhiều dự án điện than xây dựng xong nhưng không hoạt động.

Thực tế, mỗi tuabin điện gió ngoài khơi được xây dựng thì có 15 triệu euro giá trị kinh tế được tạo ra, trong khi công nghệ ngày càng cao sẽ giúp chi phí đầu tư các dự án năng lượng tái tạo ngày càng rẻ hơn so với điện than.

"Chi phí điện quy dẫn điện gió ngoài khơi đã giảm từ 255 USD/h xuống 83 USD vào năm ngoái và dự kiến giảm xuống 58 USD/h vào năm 2025" - ông Mark Hutchinson nói và khuyến nghị việc thu xếp tài chính cho các dự án điện than khó, nên Việt Nam cần đưa ra kế hoạch sống chung với việc không có dự án điện than mới và cần đa dạng hóa nguồn điện, tăng cường hệ thống pin tích trữ, có tính linh hoạt cao.

'An ninh năng lượng đang phụ thuộc lớn nhất vào nhiệt điện than'

TTO - Đã có hơn 5.000 MW công suất lắp đặt từ điện mặt trời, chiếm tới 9,5% toàn hệ thống. Song nguồn điện đảm bảo vận hành an toàn hệ thống vẫn chủ yếu vào các nguồn truyền thống, chủ yếu là nhiệt điện than.

Nguồn bài viết