Trung Quốc khảo sát, lập bản đồ đáy biển Ấn Độ Dương để làm gì?

3 năm trước 443
Trung Quốc khảo sát, lập bản đồ đáy biển Ấn Độ Dương để làm gì? - Ảnh 1.

Tàu khảo sát Xiang Yang Hong 03 được hạ thủy năm 2016 - Ảnh: SOA

Trong những tháng gần đây, một số tàu khảo sát khoa học của Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc (SOA) đã được phát hiện trong vùng biển Indonesia, vịnh Bengal và xa hơn đến vịnh Aden (châu Phi).

Cách đây 10 ngày, tàu khảo sát Xiang Yang Hong 03 (Hướng Dương Hồng 03) hoạt động trên Ấn Độ Dương đã tiếp cận eo biển Sunda (giữa hai đảo Java và Sumatra của Indonesia) nhưng không mở thiết bị tự động nhận dạng (AIS).

Theo nguyên tắc, tàu loại lớn như tàu Xiang Yang Hong 03 (dài 99,6 m) bắt buộc phải mở AIS. Tuy nhiên, tàu Trung Quốc biện bạch AIS bị hỏng.

Indonesia rất quan tâm đến hành vi đáng ngờ này bởi đã cấm hoạt động hải dương học trong vùng biển nêu trên đồng thời đã bắt buộc các tàu phải mở AIS để bảo đảm an toàn khi lưu thông qua các cung đường hẹp giữa các đảo.

Trước đó, nhiều thiết bị không người lái dưới nước đã được ngư dân hoặc chính quyền Indonesia tìm thấy vào tháng 3-2019 và tháng 12-2020.

Các thiết bị "made in China" này cùng loại với các thiết bị được tàu khảo sát Xiang Yang Hong 06 triển khai vào tháng 12-2019.

Các thiết bị này còn được gọi là "tàu lượn dưới nước" có khả năng lặn rất lâu để thu thập dữ liệu về dòng chảy hoặc đặc tính hóa lý của nước.

Dữ liệu thu thập được không chỉ phục vụ cho mục tiêu dân sự mà còn dùng cho tình báo hải quân.

Trung Quốc khảo sát, lập bản đồ đáy biển Ấn Độ Dương để làm gì? - Ảnh 2.

Ngư dân quần đảo Selayar (Indonesia) phát hiện thiết bị không người lái dưới nước vào tháng 12-2020 - Ảnh: TWITTER

Nhà phân tích H. I. Sutton nhận xét các sự kiện nêu trên chỉ là phần nổi trong tham vọng lớn của Trung Quốc nhằm lập bản đồ đáy biển Ấn Độ Dương. Hoạt động khảo sát đã được thực hiện cách đây ít nhất 2 năm.

Ông Sutton đã tái hiện hoạt động của hai tàu Xiang Yang Hong 01 (Hướng Dương Hồng 01) và Xiang Yang Hong 19 vốn có trang bị máy sonar đủ khả năng thăm dò đáy biển với độ chính xác cao và nhận thấy diện tích khảo sát đã đạt được gần nửa triệu km2.

Ông Sutton cũng như một số nhà phân tích khác khẳng định thông tin mà tàu khảo sát Trung Quốc thu thập được có thể phục vụ mục đích quân sự.

Phía đông Ấn Độ Dương đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc nếu nước này muốn phát triển hoạt động tàu ngầm và  mở đường quá cảnh sang phía tây Ấn độ Dương mà không muốn bị phát hiện.

Chuyên gia Sutton tin rằng cũng vì lý do đó mà hai tàu khảo sát Trung Quốc tập trung vào dãy núi ngầm dưới biển Ninety East Ridge chạy dài gần 5.000 km ngăn cách Ấn Độ Dương từ hướng bắc sang hướng nam.

Hành trình của các tàu cho thấy tàu có ý đồ vẽ bản đồ đáy biển bằng máy sonar độ phân giải cao.

Nhiều vụ khảo sát khác gần bờ biển Indonesia và quần đảo Adaman và Nicobar thuộc Ấn Độ cũng có thể nhắm đến mục tiêu là các cảm biến có thể được quân đội Mỹ bố trí để phát hiện tàu ngầm. Tất nhiên đây chỉ là nghi vấn vì không ai xác nhận điều này.

Báo Ouest-France ghi nhận hiện nay hành trình di chuyển của các tàu khảo sát thuộc Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc và tốc độ phát triển các hạm đội tàu ngầm Trung Quốc đang được các nước có liên quan theo dõi rất chặt chẽ.

Luật hải cảnh mới của Trung Quốc cho bắn tàu nước ngoài, cụ thể là gì, dư luận nói sao?Luật hải cảnh mới của Trung Quốc cho bắn tàu nước ngoài, cụ thể là gì, dư luận nói sao?

TTO - Điều 49 Luật hải cảnh mới của Trung Quốc: "Khi nhân viên hải cảnh sử dụng vũ khí theo luật, họ có thể sử dụng trực tiếp vũ khí nếu cảnh báo không kịp hoặc sau khi cảnh cáo có thể dẫn tới hậu quả nguy hại nghiêm trọng hơn".

Nguồn bài viết