Người dân tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, giữa bối cảnh COVID-19 tiếp tục bùng phát ngày 14-12 - Ảnh: REUTERS
Sau khi gỡ bỏ Zero-COVID, Trung Quốc đã yêu cầu tăng cường tiêm chủng vắc xin và cải thiện tài nguyên y tế bệnh viện. Cục Y tế quốc gia (National Health Commission) cho biết đang chuẩn bị tài nguyên y tế để đối mặt với một đợt bùng phát sau khi nới lỏng chính sách giãn cách phòng dịch.
Cư dân nước ngoài có thể được dùng vắc xin ngoại
Ba năm kể từ khi bắt đầu đại dịch, Trung Quốc vẫn không cấp phép cho vắc xin COVID-19 nghiên cứu, sản xuất ngoài Trung Quốc, nhưng hơn một tuần trước (hôm 9-12), cơ quan chức năng của Trung Quốc đã thông báo sẽ cho phép cư dân Đức tại Bắc Kinh sử dụng vắc xin BioNTech’s mRNA.
Tham vọng của Trung Quốc là tự phát triển phiên bản vắc xin mRNA riêng của mình. Tiến trình này tuy nhiên vẫn còn chậm. Một loại mRNA vắc xin tên AWcorna đã sẵn có vào cuối năm 2021, nhưng vẫn chưa được duyệt cho sử dụng.
Người nước ngoài ở Trung Quốc, bao gồm nhiều người ngoại quốc, đã được tiêm vắc xin của các công ty nội địa. Một số người có thể được nhận BioNTech được chuẩn bị từ các đại sứ quán.
Tính đến giữa tháng 10, khoảng 57% số người nước ngoài này đã tiêm chủng, hơn 90% trong số đó đã được tiêm 2 mũi vắc xin Trung Quốc.
Tăng cường nhân lực và cơ sở y tế phục vụ hồi sức cấp cứu
Trung Quốc hiện có 138.100 giường bệnh hồi sức tích cực, tỉ lệ là 10 giường mỗi 100.000 cư dân.
Theo Jiao Yahui - giám đốc cơ sở quản lý y học trực thuộc Cục Y tế quốc gia, có tổng cộng 80.500 bác sĩ hồi sức tích cực, với khoảng 106.000 bác sĩ các khoa phòng khác sẵn sàng chuyển sang hồi sức tích cực.
Tương tự, có 220.000 điều dưỡng và 177.700 nhân lực có thể chuyển sang làm điều dưỡng hồi sức tích cực.
Cục đã yêu cầu các bệnh viện công trong nước phải gia tăng số giường hồi sức tích cực, nâng cấp các cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân lực để đạt được “20-30% nguồn nhân lực y tế dự trữ cho hồi sức cấp cứu”.
Theo Jiao, “Tất cả những biện pháp này cần được hoàn thành trước cuối tháng 12”.
Bắc Kinh đã yêu cầu cho các bệnh viện ở nông thôn phải lập nên nhiều trạm xá khám sốt (fever clinics) để chuẩn bị cho một đợt bùng phát có thể xảy ra vào Tết Nguyên đán.
Cân nhắc sự thiếu hụt tương đối về nguồn nguyên liệu y tế tại nông thôn, tính di động cao vào dịp Tết Nguyên đán và sự gia tăng số cư dân khi người đi làm xa trở về quê, Trung Quốc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền phải phối hợp để cung ứng đủ vật tư, thuốc cho y tế.