Trung bình giá cách đơn giản nhất để chống thua lỗ

2 năm trước 284

Trung bình giá cách đơn giản nhất để chống thua lỗ

Tesla, Inc. NASDAQ:TSLA

LỢI VÀ HẠI CỦA VIỆC TRUNG BÌNH GIÁ (AVERAGE DOWN)
Một phương pháp giao dịch được coi là “sát thủ hàng loạt” đã tiễn đưa tài khoản của rất nhiều nhà đầu tư - đặc biệt là những nhà đầu tư mới vào dĩ vãng - đó chính là kỹ thuật Bình quân giá xuống (average down).
Bình quân giá xuống là hiện tượng mua thêm một mã stock đang thua lỗ khi giá giảm. Giá càng giảm thì nhà đầu tư càng mua thêm với số lượng nhiều hơn. Mục đích nhằm kỳ vọng một khi giá đổi chiều thì nhà đầu tư sẽ nhanh chóng có lợi nhuận.
Giả sử bạn đã nghe theo lời mấy tay thầy bói ở trên mạng và mua 100 cổ phiếu HOOD ở giá $40. Giá giảm xuống còn $30. Lúc này, bạn tiếp tục mua vào thêm 100 cổ phiếu HOOD nữa. Như vậy, khối lượng nắm giữ của bạn lúc này là : 100 cổ phiếu HOOD ở giá $40 và 100 cổ phiếu HOOD ở giá $30. Tính ra sẽ là trung bình thành 200 cổ phiếu HOOD ở giá $35. Lúc này, bạn hi vọng giá thị trường của HOOD chỉ cần tăng lên $35 là bạn sẽ hòa vốn.
Đây là hành động bình quân giá của nhà đầu tư . Nhà đầu tư đã làm cho giá mua $40 đồng ban đầu trở nên thấp hơn bằng cách mua thêm ở giá $30 đồng.
Cũng trong ví dụ trên, giá của HOOD tiếp tục đi xuống, bạn lại mua thêm 400 cổ phiếu HOOD ở giá $20. Lúc này, giá bình quân của Trader đó sẽ là : (20×400 + 30×100 + 40×100) / 600 = $25. Có nghĩa là chỉ cần giá của HOOD quay lại vùng $25 là bạn có thể hòa vốn.
Cái lợi mà nhiều nhà đầu tư nhận thấy là có thể nhanh chóng gỡ hòa vốn nếu giá quay ngược lại đúng hướng. Ví dụ trên đã chỉ ra điều đó. Giá quay lại $25 cho một cổ phiếu của HOOD là hòa vốn cho cả 3 lệnh, mặc dù 2 lệnh đầu nhà đầu tư đã bị dính ở mức giá khá cao là $40 và $30 cho một cổ phiếu .
Kỹ thuật bình quân giá thường được “Cá Mập” dùng để mua hoặc bán 1 khối lượng lớn và muốn vào thị trường dần dần, không muốn mua hẳn 1 lần gây náo loạn thị trường. Họ sẽ mua dần khi giá giảm. Tuy nhiên, họ đều có 1 vùng DỪNG LỖ (STOP LOSS) nhất định. Khi giá phá vùng này thì họ đóng hết lệnh đã bình quân.
Chính vì lý luận nghe có vẻ hợp lỗ tai là “chỉ cần giá quay lại tý thôi là ta hòa vốn” nên nhiều nhà đầu tư mới đã bị lậm vào phương pháp Bình quân giá này. Vì vậy, chúng ta xem tiếp những cái hại nhé.
Cái hại đầu tiên là tiếp tục mua thêm khi giá đi ngược hướng. Bạn mua ở giá $40, giá xuống $30 thì chứng tỏ bạn đã sai. Sửa sai đúng ra phải là việc cắt lệnh cũ để chờ cơ hội mới, nhưng bạn lại tiếp tục mua thêm vào, chứng tỏ là muốn ăn thua đủ với thị trường. Việc muốn ăn thua đủ này cho thấy bạn đã sai về mặt kỹ thuật cũng như tâm lý Trading. Điều này sớm hay muộn cũng sẽ khiến bạn cháy tài khoản.
Cái hại thứ hai là khi nhà đầu tư đang sử dụng đòn bẩy, việc tiếp tục vào lệnh mua thêm khi giá giảm dễ dẫn đến việc bị margin call sớm do khối lượng giao dịch lớn, mau hết tiền.
Cái hại thứ ba là Bình quân giá làm hủy hoại kỷ luật Trading của nhà đầu tư. Chỉ cần 1 – 2 lần bình quân giá may mắn thành công, nhà đầu tư sẽ nghĩ đây là 1 kỹ thuật hiệu quả, để rồi khi giao dịch với tài khoản lớn, khối lượng lớn sẽ dễ dính bẫy bình quân giá, từ đó sẽ dễ dàng mất luôn số tiền lớn.
Một trong những bài học cay đắng nhất của mình trong những năm đầu chơi chứng khoán chính là trung bình giá xuống. Mình mua một trăm cổ phiếu AMC ở giá $65 và ba ngày sau nó chỉ còn $50, một trong những thôi thúc lớn nhất của mình lúc ấy là mua thêm 100 cổ phiếu nữa để trung bình giá vốn xuống chỉ còn $57.5.
Bây giờ, thay vì phải đợi AMC về lại $65 mới hòa vốn, mình sẽ bán khi cổ phiếu lên lại $57.5 và vẫn đạt được hòa vốn, thật tuyệt phải không?
Nhưng nếu nó không lên lại $57.5 thì sao? Nếu cổ phiếu đó tiếp tục xuống chỉ còn $44? Không sao, mình vẫn còn tiền - và AMC sẽ “to the moon” anyway (mình nghe mấy anh apes bên reddit nói vậy), mình đã tiếp tục mua thêm 200 cổ phiếu AMC nữa ở giá này. Nếu mình mua được ở giá $65 thì tại sao mình lại không mua được ở giá $44 cơ chứ? Warren Buffett chả nói nếu giá cổ phiếu càng xuống thì ông càng mua thêm đó sao?
Và thế là mình tiếp tục mua thêm 400 cổ phiếu ở giá $40 và 800 cổ phiếu ở giá $36. Không hề gì. Tổng cộng, mình đã mua 100×65 + 100×50 + 200×44 + 400×40 + 800×36 và giờ mình đã có 1.600 cổ phiếu AMC với giá vốn trung bình là $40.6.
Thật tuyệt đúng không, giá trên sàn khi đó vẫn là $36 và chỉ cần một phiên tăng trần thôi mình sẽ gỡ lại tất cả. Thực ra mình đang chơi trò martingale - một chiến thuật cá cược thịnh hành từ thế kỉ 18 ở Pháp. Đó là mình sẽ có xu hướng đặt cược nhiều hơn sau mỗi lần thua với lí do là chỉ cần một lần thắng, mình sẽ gỡ lại tất cả. Và mình tin rằng chuỗi thua cược của mình sẽ phải có lúc dừng lại.
Có hai vấn đề ở đây, một là mình có bao nhiêu tiền để tăng mức đặt cược của mình sau mỗi lần thua? Nói cách khác, ví của mình dày đến đâu để giúp mình “trụ hạng”? Và hai là nếu như giá cổ phiếu KHÔNG BAO GIỜ quay lại mức $40.6 thì sao? Thay vì cắt lỗ ở giá $50 và lỗ $1500; nếu mình cắt lỗ ở giá $28.5 (giá hiện tại), mình sẽ lỗ $19,360, gấp gần 13 lần mức lỗ ban đầu.
Và đấy còn là may mắn, nếu giá xuống $25 và mình buộc phải bán vì một lí do nào đó, mình sẽ lỗ đến $24,960, gấp gần 18 lần số lỗ ban đầu. Và khi đó thì “sự nghiệp đầu tư” của mình gần như sẽ đi đứt. Còn Buffett thì sao? Buffett chiến thắng bởi ông biết được giá trị nội tại của doanh nghiệp và ông chỉ mua nếu giá cổ phiếu thấp hơn giá trị đó, càng thấp hơn ông càng mua nhiều hơn.
Còn mình? Mình đương nhiên không phải là Buffett và mình càng mơ hồ về giá trị nội tại của một doanh nghiệp. Hơn nữa mình không có được sự kiên nhẫn và càng không có tài khoản đủ dày để chịu đựng một đợt điều chỉnh mạnh như vậy. Và cuối cùng, mình là một trader “lướt sóng” chứ không phải là một nhà đầu tư dài hạn có thể ôm một cổ phiếu tới 10 năm và không cần nhìn đến bảng giá của nó như Buffett.
Mình cũng không trúng Powerball dù chỉ là giải an ủi thường xuyên để có thể tưởng tượng rằng thứ 2 khi thị trường mở cửa thì shorts sẽ covered và giá cổ phiếu của mình sẽ “to the moon” vì sự may mắn của mình.
Vì những lý do trên mà mình trở thành thực tế hơn - mình sẽ luôn nghĩ đến việc mình sẽ mất bao nhiêu tiền nếu như giá cổ phiếu xuống, thay vì chỉ mua và cầu nguyện là nó sẽ đi lên. Vì thế, mình sẽ không bao giờ trung bình giá xuống, và mỗi khi vào một lệnh mua bất kỳ cổ phiếu nào, mình sẽ luôn set stop loss ở 7-8%.
Hi vọng bài viết sẽ cho bạn một cái nhìn mới về việc trung bình giá xuống.

Nguồn bài viết