Tiểu thương phản ứng không chịu vào chợ mới, xã nói 'đâu ép ai dời'

3 năm trước 315
Tiểu thương phản ứng không chịu vào chợ mới, xã nói đâu ép ai dời - Ảnh 1.

Chợ Cần Đăng đối diện UBND xã Cần Đăng được sửa chữa năm 2018 và hiện đang được sử dụng 'ngon lành', buôn bán tấp nập - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ngày 24-3, phản ánh đến Tuổi Trẻ Online, bà Hà Thị Nhiều - 60 tuổi, tiểu thương chợ Cần Đăng, huyện Châu Thành, An Giang - cho biết gia đình bà vào buôn bán tại chợ Cần Đăng cũ này từ năm 2007 đến nay. 

Để có được tiền mua nền và kiốt buôn bán tại chợ thì gia đình bà đã bán hết 15 công đất hương hỏa mới của ông bà để lại. Sau đó, gia đình buôn bán ổn định và mua thêm vài nền nhà nữa. Năm 2018, xã Cần Đăng giao DNTN Toàn Thắng sửa chữa lại chợ để UBND tỉnh công nhận là xã nông thôn mới.

Tiểu thương phản ứng không chịu vào chợ mới, xã nói đâu ép ai dời - Ảnh 2.

Bà Hà Thị Nhiều (trái) cho chúng tôi xem bảng thiết kế chợ Cần Đăng vừa sửa chữa năm 2018 và gia đình đã mua nền rồi nợ nần rất nhiều nhưng di dời vào chợ mới sẽ gặp khó khăn - Ảnh: BỬU ĐẤU

"Chợ mới sửa được gần 3 năm, chúng tôi sử dụng ngon lành, buôn bán ổn định thì tự nhiên xã và Công ty cổ phần đầu tư HTG yêu cầu bà con di dời sang khu thương mại và chợ Cần Đăng mới xây dựng cách chợ cũ 500m. 

Họ viện lý do sửa chữa 6 tháng nhưng nó nằm sâu trong ruộng nên bà con khó buôn bán và mua nền nhà từ 1,3 tỉ đồng đến 2,5 tỉ đồng/nền. Lúc trước, tui mua nhà tại chợ cũ thì họ nói chợ này là mãi mãi, không di dời. Trong khi gia đình tôi chưa được lấy giấy đỏ nhà đất vì còn nợ doanh nghiệp và bạn bè trên 2,3 tỉ đồng rồi" - bà Nhiều bức xúc nói.

Tiểu thương phản ứng không chịu vào chợ mới, xã nói đâu ép ai dời - Ảnh 3.

Con đường vào chợ Cần Đăng cũ dù có xuống cấp nhưng người dân cho rằng vẫn sử dụng được. Nếu sửa chữa thì họ sẵn sàng hùn tiền vào chứ không nhất thiết phải di dời gây xáo trộn cuộc sống người dân - Ảnh: BỬU ĐẤU

Còn ông Nguyễn Tấn Nam - 64 tuổi, tiểu thương chợ Cần Đăng - cho rằng việc doanh nghiệp đầu tư khu trung tâm thương mại và chợ Cần Đăng mới rồi kêu bà con di dời vào đó để sửa chữa là "lừa dân". Vì vậy, hơn 400 hộ tiểu thương đã ký đơn không đồng ý di dời và cầu cứu chính quyền nhiều ngày qua. 

 "Tại sao lúc trước doanh nghiệp họ sửa chữa chợ theo hình thức cuốn chiếu, tiểu thương không cần di dời. Còn lần này lại yêu cầu di dời vào khu mới trong khi chợ cũ vẫn sử dụng bình thường được. 

Tôi đồng ý là một số nơi trong chợ cũ đường thấp, cống hay bị nghẹt. Nếu doanh nghiệp không muốn sửa chữa thì chúng tôi sẵn sàng hùn tiền lại để sửa theo hình thức cuốn chiếu như trước để bà con ổn định làm ăn" - ông Nam đề nghị.

Ông Lê Hồ Ngọc Trung - bí thư Đảng ủy xã Cần Đăng - khẳng định vài ngày trước địa phương có cùng với đại diện Công ty HTG tổ chức họp với bà con tiểu thương chợ Cần Đăng cũ để lấy ý kiến sửa chữa lại chợ. 

Nhưng bà con phản ứng dữ dội việc kêu họ di dời qua khu trung tâm thương mại và chợ Cần Đăng mới (do Công ty HTG đầu tư) nên không kết thúc vấn đề được. Công ty HTG trình lên UBND huyện Châu Thành sửa và nâng cấp đường để sau này địa phương đạt xã nông thôn mới nâng cao.

Tiểu thương phản ứng không chịu vào chợ mới, xã nói đâu ép ai dời - Ảnh 4.

Toàn cảnh khu trung tâm thương mại Cần Đăng rộng hơn 12ha được Công ty cổ phần đầu tư HTG đầu tư gần 3 năm nay nhưng chưa ai vào buôn bán hay ở - Ảnh: BỬU ĐẤU

"Tôi khẳng định là chính quyền xã và huyện Châu Thành không có chủ trương di dời tiểu thương sang chợ Cần Đăng mới. Bữa đó tính lắng nghe ý kiến bà con xem phương án sửa chữa như thế nào là hợp lý nhưng bà con phản ứng quá nên không kết luận cuộc họp được. 

Còn khu vực chợ mới có làm khu dân cư kết hợp trung tâm thương mại và chợ Cần Đăng là để phục vụ cho trên 700 nền nhà ở đây. Còn ai thấy thích thì đăng ký vào chứ không ép ai dời hết" - ông Trung khẳng định.

Kết quả 20 ngày Kết quả 20 ngày 'tạm dừng việc hát karaoke di động toàn tỉnh' ở An Giang ra sao?

TTO - Sau 20 ngày thực hiện 'tạm dừng việc hát karaoke di động toàn tỉnh' để phòng dịch, đến nay ngành chức năng An Giang đã tạm giữ 7 loa karaoke di động, nhắc nhở, buộc dừng hoạt động 31 trường hợp.

Nguồn bài viết