Thổ Nhĩ Kỳ không ủng hộ kết nạp Phần Lan, Thụy Điển vào NATO

2 năm trước 409
Thổ Nhĩ Kỳ không ủng hộ kết nạp Phần Lan, Thụy Điển vào NATO - Ảnh 1.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan phát biểu trong một cuộc họp báo ở trụ sở NATO (Bỉ) tháng 6-2021 - Ảnh: REUTERS

Phát ngôn được ông Erdogan đưa ra ngày 13-5, chỉ một ngày sau khi Phần Lan công bố ý định xin gia nhập NATO, trong khi Thụy Điển vẫn chưa có quyết định chính thức về việc này.

"Chúng tôi không có quan điểm tích cực về việc kết nạp các nước này", Tổng thống Erdogan nêu vấn đề trước báo giới trong nước.

Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã cáo buộc các nước Bắc Âu, đặc biệt là Thụy Điển, chứa chấp các nhóm người Kurd cực đoan cũng như những người ủng hộ ông Fethullah Gulen, nhà truyền đạo đang sống tại Mỹ và bị truy nã với cáo buộc giật dây đảo chính bất thành năm 2016.

Nhắc lại việc chính quyền Ankara trước đây đã "sai lầm" khi để Hy Lạp vào NATO năm 1952, ông Erdogan tuyên bố chính phủ của ông sẽ không lặp lại sai lầm đó. 

Việc kết nạp một thành viên mới yêu cầu sự đồng thuận của tất cả các thành viên hiện có, theo Reuters. Do đó sự phản đối của Ankara có thể khiến lộ trình gia nhập NATO của Helsinki gặp khó khăn hơn dự kiến.

Phản ứng trước các phát ngôn của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto đã kêu gọi "sự bình tĩnh" và nhắc lại rằng việc gia nhập NATO không phải trong một ngày là xong mà sẽ qua nhiều bước.

Phát ngôn của ông Erdogan dường như gây bất ngờ cho Phần Lan, xét đến việc ông Haavisto đã đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ hai lần trong những tháng gần đây và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto đã nói chuyện qua điện thoại với ông Erdogan vào đầu tháng 4, theo AFP.

Ông Niinisto đã từng khẳng định chắc nịch trên Twitter rằng Ankara "ủng hộ các mục tiêu của Phần Lan".

Nga bác tin cắt khí đốt cho Phần Lan

Trong cuộc họp báo ngày 13-5, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov mô tả thông tin trên một tờ báo Phần Lan nói rằng Nga có thể cắt nguồn cung khí đốt cho Phần Lan sau ngày 13-5 là "một trò lừa bịp".

Theo tờ này, việc Matxcơva ngừng cung cấp khí đốt là hành động nhằm trừng phạt Helsinki vì từ bỏ tình trạng trung lập để gia nhập NATO.

Tuy nhiên theo ông Peskov, tập đoàn năng lượng quốc doanh Gazprom của Nga vẫn là một nhà cung cấp khí đốt đáng tin cậy và đang cung cấp khí đốt cho nhiều khách hàng, kể cả các nước NATO. Do đó sẽ không có việc Nga cắt khí đốt cho Phần Lan.

Bất chấp các tuyên bố từ Nga, một ủy ban của Chính phủ Phần Lan phụ trách các tình huống khẩn cấp cho biết Helsinki đã chuẩn bị sẵn kịch bản Matxcơva đóng van khí đốt.

Nga, Ukraine lên tiếng về việc Phần Lan tuyên bố gia nhập NATONga, Ukraine lên tiếng về việc Phần Lan tuyên bố gia nhập NATO

TTO - Ngày 12-5, Điện Kremlin cho biết việc Phần Lan gia nhập NATO chắc chắn là mối đe dọa đối với Nga, trong khi đó Tổng thống Ukraine Zelensky hoan nghênh quyết định của Helsinki.

Nguồn bài viết