Sự cố đã ảnh hưởng tới hàng loạt lĩnh vực dịch vụ toàn cầu, gây “tê liệt” hoạt động của nhiều ngành công nghiệp, làm đóng cửa các dịch vụ công cộng, buộc nhiều hãng hàng không phải tạm dừng các chuyến bay và một số đài truyền hình ngừng phát sóng.
Microsoft cho biết dù sự cố chỉ ảnh hưởng chưa đến 1% số thiết bị Windows, nhưng tác động kinh tế và xã hội rộng rãi cho thấy các doanh nghiệp đang dựa vào CrowdStrike để vận hành nhiều dịch vụ quan trọng.
CrowdStrike đã giúp phát triển một giải pháp giúp hạ tầng Azure của Microsoft đẩy nhanh quá trình khắc phục sự cố. Microsoft cho biết thêm tập đoàn này cũng đang hợp tác với Amazon Web Services và Google Cloud Platform, để chia sẻ thông tin về những tác động mà Microsoft nhận thấy trên toàn ngành.
Ngành du lịch hàng không đang khôi phục sau sự cố khiến hàng nghìn chuyến bay bị hủy, nhiều hành khách bị trễ chuyến hàng giờ.
Delta Air Lines, một trong những hãng hàng không chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, cho biết hơn 600 chuyến bay đã bị hủy, đồng thời dự kiến sẽ có thêm nhiều chuyến bị hủy.
CrowdStrike là một trong những nhà cung cấp dịch vụ an ninh mạng nổi tiếng trên thế giới, với gần 30.000 khách hàng đăng ký sử dụng. Công ty đạt mức vốn hóa thị trường khoảng 83 tỷ USD và là doanh nghiệp được các nhà đầu tư ưa thích, nhờ tốc độ tăng trưởng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận cao.
Tuy nhiên, sự cố gián đoạn hệ thống máy tính ngày 19/7 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với triển vọng thị trường của CrowdStrike. Nó khiến các khách hàng và nhà đầu tư phải suy nghĩ lại về sự phụ thuộc của họ vào duy nhất một công ty an ninh mạng, đồng thời mở ra cơ hội cho các đối thủ tiềm năng, như Palo Alto Network và SentinelOne.
Sự cố máy tính toàn cầu: Khoảng 8,5 triệu thiết bị của Microsoft chịu ảnh hưởng
Biểu tượng của Microsoft tại một văn phòng ở Issy-les-Moulineaux, gần Paris, Pháp ngày 25/3/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN