Sáng kiến cải tiến xe bồn thành xe phun tiêu độc khử trùng

3 năm trước 469
Chú thích ảnhỞ Bắc Bộ từ ngày 10/8 có xu hướng dịu dần, tuy nhiên khu vực Trung Bộ nắng nóng còn kéo dài trong nhiều ngày tới. Ảnh: TTXVN

Theo dự báo, nắng nóng ở Bắc Bộ từ ngày 10/8 có xu hướng dịu dần, tuy nhiên khu vực Trung Bộ nắng nóng còn kéo dài trong nhiều ngày tới. Các chuyên gia khí tượng cảnh báo nắng nóng gay gắt có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, cũng như ảnh hưởng đối với sức khỏe con người.

13 vùng cảnh báo cháy rừng cấp cao nhất

Theo thống kê của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường), nhiệt độ cao nhất trên cả nước đo được vào lúc 13 giờ ngày 6/8 là tại trạm đo Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) là 39.4 độ C. Ngoài ra, tại các khu vực thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ đề ghi nhận mức nhiệt độ phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm phổ biến 45-60%.

Theo thông tin từ Hệ thống cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), khu vực miền Trung có 50 vùng trọng điểm cảnh báo cháy rừng. Trong đó có 13 vùng cảnh báo cấp V (cấp cao nhất) gồm: huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An; các huyện Núi Thành, Duy Xuyên, Bắc Trà My, Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam); các huyện Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng, Nghĩa Hành, Bình Sơn, Sơn Tịnh (tỉnh Quảng Ngãi); huyện Bắc Bình của tỉnh Bình Thuận. 

Theo Điều 46 Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, quy định về Cấp dự báo cháy rừng thì cấp V là cấp cao nhất, cực kỳ nguy hiểm với các đặc điểm: thời tiết khô, hạn, kiệt kéo dài có khả năng cháy lớn ở tất cả các loại rừng, tốc độ lửa lan tràn rất nhanh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có rừng ban hành cấp dự báo cháy rừng. 

Khi cảnh báo cháy rừng lên đến cấp V, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh, huyện, xã, các chủ rừng trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương, thông báo thường xuyên nội quy dùng lửa trong rừng và ven rừng; lực lượng công an phòng cháy, chữa cháy phối hợp với lực lượng kiểm lâm tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm cháy, đảm bảo 24/24 giờ trong ngày, tăng cường kiểm tra người và phương tiện vào rừng; khi xảy ra cháy phải huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay, tiến hành điều tra xác minh vụ cháy và truy tìm thủ phạm xử lý nghiêm minh; khi cần thiết đề nghị trung ương chi viện lực lượng và phương tiện chữa cháy.

Hệ thống cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm cũng ghi nhận tới 37 vùng cảnh báo cháy rừng cấp IV (cấp nguy hiểm với các đặc điểm: thời Tiết khô hanh, hạn kéo dài có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn, tốc độ lan tràn lửa nhanh). Các vùng cảnh báo chày rừng này đều thuộc khu vực Trung Bộ, cụ thể: Quảng Bình 6 vùng; Quảng Trị 4 vùng; Thừa Thiên-Huế 4 vùng; Quảng Nam 4 vùng; Quảng Ngãi 3 vùng; Bình Định 8 vùng; Phú Yên 3 vùng; Khánh Hòa 3 vùng; Ninh Thuận 1 vùng; Bình Thuận 1 vùng.

Chủ động phòng, chống nắng nóng

Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN tại Quảng Nam, chỉ tính riêng trong hơn một tháng qua, trên địa bàn tỉnh này đã xảy ra hơn 10 vụ cháy rừng tại các huyện: Thăng Bình, Hiệp Đức, Nam Giang, Nông Sơn, Phú Ninh, Tiên Phước, Phước Sơn... làm hàng trăm ha rừng bị cháy rụi. Hỏa hoạn gây hại cho các cánh rừng trồng keo lá tràm và do người dân phát cây làm rẫy, hoặc do doanh nghiệp phát rừng để trồng lại cây mới.

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam vừa ban hành công điện khẩn yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng. Theo đó, để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu tối đa cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức ký cam kết với các chủ rừng trong việc thực hiện biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng; thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ) và 5 sẵn sàng (lực lượng sẵn sàng, phương tiện sẵn sàng, hậu cần sẵn sàng, chỉ huy sẵn sàng và thông tin sẵn sàng) trong chữa cháy rừng. Đồng thời tỉnh thực hiện lịch phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ hằng ngày trong suốt mùa nắng nóng. Trong những ngày nắng nóng, dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV (cấp nguy hiểm) và cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm), tỉnh Quảng Nam nghiêm cấm các hoạt động xử lý thực bì bằng lửa và các hành vi dùng lửa khác có nguy cơ gây ra cháy rừng.

Trước tình trạng nắng nóng còn kéo dài tại Trung Bộ, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng là cấp 1. Theo đó, ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn thổi mạnh sẽ gây nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao cháy rừng ở khu vực Trung Bộ. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.  

Trong thời gian nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 như hiện nay, cùng với tình trạng nắng nóng diện rộng tại Bắc Bộ và Trung Bộ, người dân không nên ra ngoài trời khi không cần thiết nhằm đảm bảo tuân thủ quy định giãn cách xã hội và hạn chế tác động tiêu cực của nắng nóng. Đối với những người bắt buộc phải ra ngoài thực hiện những công việc thiết yếu, đặc biệt là các lực lượng công an, dân phòng tại các chốt kiểm soát dịch COVID-19, các y, bác sỹ thường xuyên mặc đồ bảo hộ khi cứu chữa bệnh nhân COVID-19, thời tiết nóng bức trong những ngày qua rất dễ gây ra tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt cần đảm bảo đủ nước uống cho cơ thể và đảm bảo các quy định phòng, chống dịch COVID-19.

Nguồn bài viết