Robot 'chim ưng' bay lượn tự do, có thể hạ cánh bất cứ đâu

3 năm trước 438

Theo Dailymail, robot chim ưng có tên SNAG, sử dụng khung xương in 3D, mất cả thảy 20 lần để hoàn thiện. Động cơ và dây cước trên robot được dùng để thay cho cơ và gân trên cơ thể loài chim.

Robot 'chim ưng' bay lượn tự do, có thể hạ cánh bất cứ đâu - ảnh 1

Robot có đôi chân như chim ưng

CHỤP MÀN HÌNH

Nhờ trang bị hệ thống drone (thiết bị bay tự động) 4 cánh, SNAG có thể bay lượn xung quanh, đậu trên nhiều bề mặt khác nhau, gắp các vật thể bằng đôi chân của mình.

Nghiên cứu về robot chim ưng đã được công bố trên tạp chí Science Robotics. William Roderick - tác giả nghiên cứu cho biết việc bắt chước chuyển động bay và hạ cánh của loài chim không hề dễ dàng. Trải qua hàng triệu năm tiến hóa, loài vật này đã thành thạo việc bay đến nỗi khiến mọi thứ trông có vẻ đơn giản. Những chú chim ngoài đời thật có thể đáp xuống bất kỳ cành cây nào, dù cho bề mặt gồ ghề, ẩm ướt, tua tủa hay phủ đầy rêu, do đó các kỹ sư Stanford rất quan tâm đến vấn đề này trên phương diện kỹ thuật.

Robot 'chim ưng' bay lượn tự do, có thể hạ cánh bất cứ đâu - ảnh 2

Thiết kế robot SNAG

CHỤP MÀN HÌNH

SNAG có ưu thế hơn các robot bay thông thường chính nhờ khả năng hạ cánh trên nhiều bề mặt trong quá trình bay để tiết kiệm năng lượng. Mỗi chân của SNAG đều có hai động cơ, một giúp di chuyển qua lại trên cành, động cơ thứ hai giúp robot cầm nắm vật thể, lấy cảm hứng từ đường gân quanh mắt cá chân loài chim.

Sau khi đôi chân robot đáp trên cành chân, động cơ trên mắt cá chân sẽ cố định vị trí, cảm biến gia tốc bên chân phải sẽ tự động kích hoạt một thuật toán cân bằng để ổn định tư thế của SNAG.

Robot 'chim ưng' bay lượn tự do, có thể hạ cánh bất cứ đâu - ảnh 3

Chuyển động hạ cánh của robot

chụp màn hình

Roderick giải thích: "Khi robot hạ cánh ở điểm dừng, gia tốc kế ở chân sẽ nhận biết sự va chạm, khởi động quá trình giữ thăng bằng".

Nhóm nghiên cứu của Đại học Stanford hy vọng SNAG sẽ giúp ích cho việc cứu nạn ở những nơi hẻo lánh, hiểm trở, hoặc dùng robot để theo dõi khí hậu, động vật và hệ sinh thái tự nhiên, chẳng hạn ngăn chặn cháy rừng.

Nguồn bài viết