Hình ảnh so sánh kích thước giữa Trái đất và sao Mộc - Ảnh: NASA
Các nhà khoa học của Đại học California-Riverside (UCR - Mỹ) đã mô phỏng các cách sắp xếp của Hệ Mặt trời. Họ phát hiện khi quỹ đạo của sao Mộc - hành tinh lớn nhất của Hệ Mặt trời - phẳng hơn hay 'lệch tâm' - sẽ gây ra những thay đổi lớn trong quỹ đạo Trái đất của chúng ta.
Các hành tinh có quỹ đạo tròn, duy trì khoảng cách ổn định với ngôi sao của chúng. Khi quỹ đạo này lệch tâm hơn hoặc hình bầu dục, sẽ đưa các hành tinh đến gần và xa hơn các ngôi sao của chúng tại các điểm khác nhau.
Khoảng cách gần của một ngôi sao xác định lượng bức xạ mà nó nhận được và cách nó hoạt động như thế nào sẽ ảnh hưởng đến khí hậu của hành tinh, theo trang tin Space.com.
Trưởng nhóm nghiên cứu và nhà khoa học hành tinh và Trái đất UCR, Pam Vervoort, cho biết: "Nếu quỹ đạo của sao Mộc trở nên lập dị hơn, nhóm nghiên cứu nhận thấy quỹ đạo của Trái đất cũng sẽ trở nên lập dị hơn. Điều này khiến đôi khi Trái đất còn gần Mặt trời hơn so với hiện nay".
Kết quả, một số điểm lạnh nhất trên hành tinh của chúng ta sẽ ấm lên và đạt đến nhiệt độ trong phạm vi có thể sinh sống - được xác định là từ 0⁰ đến 100⁰C - đối với nhiều dạng sống trên Trái đất.
Nhóm nghiên cứu cho rằng kết quả trên có thể giúp các nhà thiên văn học xác định những hành tinh nào bên ngoài Hệ Mặt trời có thể sinh sống được.
Điều này căn cứ trên khoảng cách của một hành tinh đến ngôi sao của nó. Sự biến đổi khoảng cách này quyết định lượng bức xạ mà các phần khác nhau của hành tinh nhận được, từ đó tạo ra các mùa.
Hiện tại, việc tìm kiếm khả năng sinh sống phụ thuộc vào việc liệu một hành tinh có nằm trong vùng sinh sống thuộc ngôi sao của nó hay không và khu vực xung quanh một ngôi sao có nhiệt độ thích hợp cho phép nước lỏng tồn tại.
Nhà vật lý thiên văn của UCR, Stephen Kane, cho biết: "Điều đầu tiên mọi người tìm kiếm trong các ngoại hành tinh, vùng có thể sinh sống được. Đồng thời, xem khoảng cách giữa một ngôi sao và một hành tinh liệu có đủ năng lượng cho nước lỏng tồn tại trên bề mặt hành tinh hay không".
Các yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sống của hành tinh, bao gồm độ nghiêng của một hành tinh ảnh hưởng đến lượng bức xạ mà nó nhận được từ ngôi sao của nó.
Các nhà khoa học UCR phát hiện ra rằng nếu sao Mộc ở gần Mặt trời hơn so với khoảng cách hiện tại khoảng 742 triệu km, nó có thể gây ra hiện tượng nghiêng cực độ trên Trái đất. Điều này sẽ dẫn đến việc Trái đất nhận được ít ánh sáng mặt trời hơn. Đồng thời một số khu vực trên bề mặt của Trái đất sẽ trải qua nhiệt độ dưới mức đóng băng.
Nhà nghiên cứu Kane kết luận: "Điều quan trọng là phải hiểu tác động của sao Mộc lên khí hậu Trái đất, cũng như ảnh hưởng của nó lên quỹ đạo của chúng ta như thế nào trong quá khứ và nó có thể thay đổi chúng ta một lần nữa trong tương lai ra sao".