Phạm Quang Anh 'nếm mật nằm gai' đi tìm đơn hàng

1 năm trước 124
Phạm Quang Anh nếm mật nằm gai đi tìm đơn hàng - Ảnh 1.

Phạm Quang Anh (phải) trao đổi về sản phẩm may mặc với đối tác - Ảnh: NVCC

Tôi tự tin để nói rằng ngoài chất lượng và uy tín, giờ đây hàng của mình hoàn toàn có thể "đọ" giá với nhiều thị trường khác.

PHẠM QUANG ANH

Anh là Phạm Quang Anh, CEO Công ty cổ phần quốc tế Dony - một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực may mặc. Kết thúc hành trình 10 ngày chu du nước ngoài, anh thở phào, có phần nhẹ nhõm khi trở về với một vài đơn hàng đã ký và một ba lô chật ních nhiều hàng mẫu mà khó lắm mới có được.

Đêm lạnh ở sân bay

Một đêm đầu tháng 12, Phạm Quang Anh gửi cho tôi bức ảnh, bảo là đang ở Jordan xa xôi. Vì một vài thiếu sót trong thủ tục visa trước đó, anh CEO ấy đang phải nằm co ro dưới sàn nhà, cạnh dãy ghế sắt lạnh lẽo của sân bay quốc tế Queen Alia (thủ đô Amman, Jordan) khi chỉ mới bắt đầu hành trình hy vọng. 

Đêm đói, anh bật dậy lấy gói lương khô mang sẵn từ Việt Nam ra nhai ngấu nghiến cho qua bữa.

Đầu năm 2022, khi đó Dony vẫn còn ngồn ngộn đơn hàng, công nhân phải tăng ca hết công suất ngày đêm mới kịp tiến độ giao hàng như kế hoạch. Thế nhưng chừng giữa tháng 8, mặc cho nhiều hợp đồng đã ký trước đó, nhịp sản xuất của công ty bắt đầu thưa dần rồi trống trơn đơn hàng.

"Làm nghề cũng nhiều năm nhưng cuối tháng 8 vừa rồi là khoảng thời gian khiến tôi sốc nhất. Dẫu chuyện kinh doanh tăng giảm là bình thường song bỗng dưng giảm cái rụp về số 0, các hợp đồng đã ký kể cả với những thương hiệu lớn của thế giới cũng phải bỏ", anh Quang Anh tâm sự.

Hành trình vật vạ ở sân bay kéo dài suốt hơn 18 tiếng. Nhưng chỉ vài phút sau khi được nhập cảnh, thay vì về khách sạn nghỉ ngơi, anh đề nghị đối tác được về công ty bàn chuyện hợp tác liền. 

Mục tiêu lớn nhất với anh không chỉ đi tìm đơn hàng mới mà còn muốn tìm ra điểm mấu chốt khiến đối tác không chọn Việt Nam, và nhỏ hơn là Dony, để đặt hàng là gì. "Hầu như không biết mệt, trong đầu chỉ nghĩ được mỗi việc làm sao phải kết thân với các đối tác, tìm ra đơn hàng mang về", anh cười.

Anh Quang Anh tin rằng ngoài uy tín và chất lượng, một giá trị khó có thể ngã giá được với nhau trên hợp đồng chính là sự thân quen. Khi có cơ hội, anh lập tức trổ tài nấu nướng chiêu đãi toàn món ăn Việt mời đối tác và cả gia đình họ cùng dùng thử. 

Với anh, khi đã tạo được sự thân quen với họ và gia đình, dù có khó khăn gì hai bên cũng sẽ tìm cách giải quyết.

Phạm Quang Anh nếm mật nằm gai đi tìm đơn hàng - Ảnh 3.

Công nhân của Dony đang thực hiện đơn hàng - Ảnh: C.TRIỆU

Cơ hội vàng

Cũng tinh thần ấy, anh rời Jordan và bay đến Cyprus (châu Âu) để tìm gặp những đối tác vốn vẫn làm việc với nhau trước giờ. 

10 ngày cho hành trình gặp gỡ đối tác, tìm hiểu thị trường, rảo quanh các khu chợ vải tại chỗ để nắm thêm xu thế, kiểu mẫu, giá cả... Việc trở nên thân tình với các đối tác cũng dần mang lại hiệu quả khi ngay trong chuyến đi một vài đơn hàng đã được ký kết, cả những đơn đang bàn thêm.

Không giấu được nỗi niềm, anh Quang Anh đăng lên Facebook: "Trước khi về chốt đơn hàng đủ làm cho nửa năm tới. Chúng ta đã có đường đi để cả nhà Dony yên tâm vượt qua giai đoạn khó khăn 2023". 

Có đơn hàng, kế hoạch nghỉ Tết sớm một tháng như dự tính trước đó của Dony cũng đã hủy. Thay vì thưởng tượng trưng như tính toán, anh cho biết sẽ thưởng cho toàn bộ nhân viên công ty (khoảng 80 người) mỗi người một tháng lương. Sau Tết, Dony sẽ tuyển dụng thêm một số lao động mới để đảm bảo kịp tiến độ đơn hàng.

Không chần chừ, anh quyết định bỏ lại một số tư trang, quần áo của mình để nhường chỗ trong hành lý cho hơn chục sản phẩm mẫu, cũng là số hàng anh đã phải thuyết phục mãi mới xin được từ nhà kho của các đối tác để đưa về so sánh. 

Có sản phẩm mẫu của các "đối thủ", trao đổi nhiều lần với đối tác nhưng anh vẫn chưa lý giải được tại sao đơn giá của nhiều công ty may mặc ở EU, Trung Quốc hay Bangladesh... bằng, thậm chí thấp hơn cả giá nguyên vật liệu của Dony.

Mãi tới lúc gặp được một vài đối tác chuyên đảm nhận mua hàng cho nhiều công ty thời trang ở Mỹ và châu Âu, mấu chốt vấn đề dần lộ diện. Chính họ chỉ ra rằng chuỗi cung ứng ở ta đang có vấn đề mà mọi người ít khi sẻ chia cho nhau, hướng đến mục tiêu có thật nhiều đơn hàng.

"Có nhiều lý do nhưng các đối tác tôi gặp được đều nói họ đang tìm thị trường mới để không quá phụ thuộc vào chuỗi cung ứng may mặc lớn nhất thế giới hiện nay ở Trung Quốc. Tôi nghĩ đây là cơ hội vàng nếu chúng ta nắm bắt tốt" - anh Anh chia sẻ.

Sai ở đâu gỡ ở đó

Ngay khi về nước, việc đầu tiên vị CEO trẻ ấy làm chính là gặp ngay các đối tác trong chuỗi cung ứng của mình từ vải, chỉ may, công nhân, nhóm gia công... để bàn một vấn đề: "Cùng nhau xây dựng một chuỗi cung ứng chia sẻ".

"Khi tôi kể hết câu chuyện và góc nhìn của người ngoài, mọi người đều vỡ lẽ. Từ đó mỗi ông đều vui vẻ đồng ý chia sẻ một phần, mỗi người đều sẵn sàng cắt giảm một phần lợi nhuận, thù lao để hướng tới có nhiều đơn hàng hơn", anh Quang Anh tâm sự.

Kỹ sư địa chất trồng hoa súngKỹ sư địa chất trồng hoa súng

Rời trường đại học với công việc của một kỹ sư địa chất nhiều năm mà mãi không thấy hứng khởi, Võ Văn Thạnh quyết định bỏ việc về quê, dọn lại khoảnh vườn của gia đình ở xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) trồng hoa súng.

Nguồn bài viết