Phó chủ tịch UBND TP.HCM: Doanh nghiệp lớn cần đẩy mạnh chuyển đổi số

2 năm trước 385
 Doanh nghiệp lớn cần đẩy mạnh chuyển đổi số - Ảnh 1.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các cá nhân của CNS có thành tích xuất sắc nhiều năm liền từ 2014 - 2020 - Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Phó chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá năm 2021 trải qua nhiều thăng trầm trong việc phát triển mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa phát triển phục hồi kinh tế. Đến thời điểm này thành phố đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, cuộc sống trở lại bình thường mới. 

Với doanh nghiệp như CNS, ông Hoan đánh giá 4 ngành công nghiệp chủ lực ở TP.HCM đều có doanh nghiệp "đầu làng". Trong đó, ngành công nghệ thông tin có Công ty phát triển Công viên phần mềm Quang Trung, ngành cơ khí có Công ty CNS Amura Precision, ngành hóa chất có Công ty Cao su Thống Nhất, ngành sản xuất, kinh doanh thuốc lá có Nhà máy thuốc lá Bến Thành Craven "A". 

CNS nên hình thành và mở rộng các mặt trận để dẫn dắt, phát triển công nghiệp TP.HCM.

Trình bày tại hội nghị, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cao su Thống Nhất (thành viên của CNS) cũng chia sẻ tình trạng khó khăn trong năm qua khi dịch bệnh bùng phát lần thứ 4 khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, sản xuất của doanh nghiệp đảo lộn. 

Dù vậy, công ty vẫn nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất với doanh thu 730 tỉ đồng, đạt 110% so với kế hoạch, lợi nhuận đạt 52 tỉ đồng, nộp ngân sách 25 tỉ đồng. 

Đánh giá nỗ lực của các doanh nghiệp thuộc CNS, ông Hoan cho rằng trong điều kiện thật sự khó khăn, nhờ quyết tâm cao trong chỉ đạo, trong điều hành của CNS nên về cơ bản các hoạt động có kết quả nhất định đáng khích lệ. Tất cả chỉ tiêu từ sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, nộp thuế, nộp ngân sách đều tăng. 

Đây là hiện tượng rất lạ, đặc biệt thu nhập bình quân của mỗi công chức tăng 10%. 

Năm 2022, dịch bệnh vẫn còn diễn tiến hết sức khó khăn, nên về cơ bản thống nhất chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra của CNS, và cần tập trung xây dựng chiến lược phát triển trong giai đoạn mới, có thể đến năm 2030 để phù hợp với cuộc cách mạng 4.0 và phù hợp kinh tế số.

"Công ty cần phát triển mở rộng chiều sâu những ngành nghề kinh doanh chính nhằm mục tiêu nâng cao giá trị cạnh tranh, sức cạnh tranh, tỉ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh. Một doanh nghiệp lớn không có ý thức, định hướng chuyển đổi số phát triển, quản trị số thì sẽ chậm và lạc hậu. 

Ngoài ra, liên kết hợp tác phải đi vào chiều sâu, phải thực chất lấy hiệu quả là quan trọng hàng đầu. 

Cách làm cũ, tư duy cũ không còn phù hợp. Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phát triển tổng công ty, đánh giá hiện trạng, nguồn lực, thị trường, xu hướng, đề ra giải pháp chung, trong đó tập trung vào chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ" - ông Hoan nói. 

Ông Hoan cũng đề nghị tổng công ty nên tập trung xây dựng và hoàn thiện phương án cổ phần hóa trong giai đoạn 2022 - 2025, phương án dựa trên chiến lược phát triển, hiện trạng hoạt động, đánh giá toàn diện nhu cầu khả năng, lợi thế công ty…  

Mọi khâu của quá trình cổ phần hóa theo quy định, không đi tắt đón đầu, làm chắc làm đúng, đặt lợi ích nhà nước lên hàng đầu. 

 Dịch COVID-19 thúc đẩy nhu cầu về chuyển đổi sốBộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Dịch COVID-19 thúc đẩy nhu cầu về chuyển đổi số

TTO - Bộ Thông tin và truyền thông đặt mục tiêu đến năm 2025, tỉ lệ chủng loại sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin mạng do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất đạt 100%.

Nguồn bài viết