Phát hiện luồng sóng bí ẩn phá vỡ lớp từ quyển bảo vệ Trái đất

1 năm trước 161
Chú thích ảnhTừ trường của Trái đất giúp bảo vệ chúng ta khỏi những tin bức xạ độc hại mà Mặt trời phóng ra. Ảnh: Getty Image 

Theo tờ Daily Mail, mặc dù nguồn gốc của luồng sóng trên vẫn chưa được làm rõ, nhưng các nhà thiên văn học cho rằng nó có thể bắt nguồn từ quá trình phóng thích khí siêu nóng và từ tính từ vệt đen của lớp vỏ Mặt trời tên là AR3165. Từ đây, ít nhất 8 tia lửa Mặt trời đã được phóng vào không gian hôm 14/12, gây ra tình trạng mất sóng vô tuyến điện ở khu vực Đại Tây Dương. 

Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa chính thức cảnh báo về hiện tượng nứt vỡ từ quyển vừa xảy ra nhưng chúng ta cần lưu ý rằng vết nứt đó có thể mở ra trong nhiều giờ và để gió Mặt trời thổi qua.

Trước đó, hôm 14/12, các chuyên gia đã quan sát thấy vệt đen Mặt trời AR3165 phát ra tiếng động lớn và giải phóng một vụ nổ cấp độ M6 tấn công Trái đất. Tia lửa cấp M được phân loại là cỡ trung bình.

Tuy nhiên, những hiện tượng như vậy đủ mạnh để gây ra sự cố mất sóng vô tuyến điện trong thời gian ngắn. Và sự kiện đó đã xảy ra ở Đại Tây Dương vào tuần trước. (Xem video mô tả cảnh tượng gió Mặt trời thổi luồng sóng xung kích về phía Trái đất. Nguồn: Daily Mail)

Đài quan sát Động lực học Mặt trời của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chụp được các vụ phun trào từ vết đen Mặt trời – một vùng tối nhiệt độ thấp hơn so với các phần khác của bề mặt Mặt trời – lần lượt phóng ra các dòng plasma sáng chói lóa. Nhiều khả năng, đây chính là “thủ phạm” gửi sóng xung kích về phía Trái đất.

Những vụ nổ này thể đẩy hàng tỷ tấn vật chất ra khỏi bề mặt Mặt trời, gây biến động hình thái thời tiết trên không gian cũng như đe dọa đến các vệ tinh và tàu vũ trụ đang hoạt động. Hơn thế, nó có thể tác động đến hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu, sự di cư của động vật và các kiểu thời tiết ở Trái đất.

Vết nứt ở từ quyển Trái đất hiện nay cũng có thể tạo tiền đề cho các cơn bão địa từ cấp G1 xảy ra khi có sự trao đổi năng lượng từ gió Mặt trời và môi trường không gian bao quanh Trái đất.
Tuy nhiên, G1 là cấp bão yếu nhất.

Nguồn bài viết