Nếu như không có ngón tay lọt vô khung hình, mình đã nghĩ đây là đồ thật!

2 năm trước 207
Nếu như không có ngón tay lọt vô khung hình, mình đã nghĩ đây là đồ thật! - Ảnh 1.

Chùm ruột - củ kiệu - dưa muối

Chị Phạm Thùy Thanh Thảo (sinh năm 1994, sống tại Ninh Kiều, Cần Thơ) đã hô biến đất sét thành mâm cơm ngày Tết, mâm ngũ quả… để tái hiện lại ngày Tết tại TP.HCM.

Thảo sinh ra và lớn lên ở TP.HCM. Ngày Tết luôn đong đầy kỷ niệm trong chị: từ chú Minh kéo xe đẩy khô mực, trẻ em háo hức được lì xì để mua 2.000 đồng ruột vịt nướng. 

Trong trí nhớ của chị, Tết là hương vị của hạt dẻ cười bùi bùi mà chị nhâm nhi bằng hết trong khay mứt. Lớn lên, chị thích thêm mứt tắc chua ngọt, xinh xắn năm cánh như bông hoa. Tết, chị cũng nhớ đến vị đăng đắng của khổ qua dồn thịt mà bọn trẻ con chẳng bao giờ ăn được, hay món thịt kho trứng trong mâm cơm.

Nếu như không có ngón tay lọt vô khung hình, mình đã nghĩ đây là đồ thật! - Ảnh 2.

Tái hiện khay mứt hoa mai truyền thống

"Cách đây vài năm, mình bắt đầu làm những món đầu tiên trong hành trình giữ lại ký ức của Tết bé xưa, bắt đầu từ trái dưa hấu. Rồi dần dần, góc Tết tí hon xôm tụ hơn theo năm tháng với chậu mai vàng, cây tắc trĩu quả, bánh tét bánh chưng, tô canh khổ qua bên nồi thịt kho trứng thân thuộc, đĩa củ kiệu giòn giòn, khay mứt ngọt ngào đủ loại, mấy hũ cải chua, chanh muối, kiệu ngâm trắng phau, bộ lô tô nhỏ xinh lỡ rớt một con là khỏi tìm, mâm ngũ quả đủ đầy sung túc…", chị chia sẻ.

Nếu như không có ngón tay lọt vô khung hình, mình đã nghĩ đây là đồ thật! - Ảnh 3.

Mâm cơm đêm giao thừa

Nếu như không có ngón tay lọt vô khung hình, mình đã nghĩ đây là đồ thật! - Ảnh 4.

Mâm ngũ quả thu nhỏ

Nếu như không có ngón tay lọt vô khung hình, mình đã nghĩ đây là đồ thật! - Ảnh 5.

Chậu mai ngày Tết

Kể với Tuổi Trẻ Online, chị cho rằng những món ăn Việt, nhất là ở miền Tây và TP.HCM, rất ngon nên chị muốn thu nhỏ bằng đất sét để dễ dàng lưu giữ từ năm 2017 đến nay.

Mỗi sản phẩm, chị tốn 1-2 ngày để hoàn thành do cần độ tỉ mỉ và kiên nhẫn cao. "Mình thường được các chỗ tổ chức sự kiện và nhà hàng đặt làm mô hình thức ăn giả tỉ lệ 1:1. Nhiều bạn nói mình làm đồ ăn giả đẹp mắt vậy thì nấu đồ thiệt phải rất ngon nhưng thật ra không phải. Mình nấu tạm thôi, không phải xuất sắc.

Theo mình, khâu tạo chi tiết cho sản phẩm bằng đất sét là khó nhất, do cần tả cho giống đồ thật nhất. Ban đầu, mình làm màu sắc không được chuẩn cho lắm. Màu sắc rất quan trọng, mình chịu khó quan sát và thử pha các màu khác nhau nhiều lần mới làm được đồ ưng ý. 

Mình tự tìm hiểu môn nghệ thuật này trên mạng, không ai chỉ kỹ càng, phải tự mày mò kỹ thuật để làm. Món mình yêu thích nhất là dưa chua, cá kho, thịt kho (mâm cơm gia đình), trái nhãn trái mận, trái quýt… tại gần vật thật nhất", cô nói.

Nếu như không có ngón tay lọt vô khung hình, mình đã nghĩ đây là đồ thật! - Ảnh 6.

Mâm cơm mùng 1 Tết

Nếu như không có ngón tay lọt vô khung hình, mình đã nghĩ đây là đồ thật! - Ảnh 7.

Nồi khổ qua cho mùng 2

Thông qua những sản phẩm này, chị mong muốn mọi người biết nhiều hơn về bộ môn minifood, đồng thời yêu món Việt nhiều hơn.

Nếu như không có ngón tay lọt vô khung hình, mình đã nghĩ đây là đồ thật! - Ảnh 8.
Nếu như không có ngón tay lọt vô khung hình, mình đã nghĩ đây là đồ thật! - Ảnh 9.

Mùng 4 với những món ăn quen thuộc

"Nhiều năm sau nữa, khi ký ức có phai nhạt đi, mình vẫn còn đây những hình ảnh vẹn nguyên như ngày xưa ấy - một góc Tết của riêng mình, mà cũng là của bất kỳ ai đã từng đi qua những mùa Tết Sài Gòn, Tết miền Tây ấm áp. Mình mong muốn gửi đến mọi người không khí Tết phương Nam qua những mô hình mini này", chị chia sẻ. 

Trong hội Yêu Bếp, nhiều chị em thích thú với những mô hình khay mứt hoa mai truyền thống, mâm cơm giao thừa, mâm ngũ quả thu nhỏ, chậu mai… gần gũi và thân thuộc. "Nếu như không có ngón tay lọt vô khung hình, mình đã nghĩ đây là đồ thật. Đỉnh thật sự", tài khoản Hoàng Quỳnh bình luận.

Cùng gia đình tiếp nối truyền thống Cùng gia đình tiếp nối truyền thống 'nhà tôi 3 đời' gói bánh chưng, bánh tét

TTO - Sống cùng nhiều thế hệ, ngay từ nhỏ các bạn trẻ này đã theo gót ông bà, cha mẹ phụ giúp nghề truyền thống của gia đình vào dịp Tết Nguyên đán.

Nguồn bài viết