Những người Việt trẻ góp công cải tiến nhà máy Samsung

2 năm trước 196
Những người Việt trẻ góp công cải tiến nhà máy Samsung - Ảnh 1.

Nhiều cải tiến mạnh mẽ tại đây từ các thế hệ 8X, 9X người Việt được trao quyền.

Được thỏa sức sáng tạo và hiện thực hóa các ý tưởng nghiên cứu để ứng dụng vào sản xuất, nhiều người trẻ ở Việt Nam đã góp phần nâng cao hiệu suất cho những nhà máy sản xuất của Samsung tại Việt Nam lên top đầu thế giới.

"Tổng quản" xưởng sản xuất hiệu suất nhất thế giới

Nguyễn Trọng Vương - giám đốc kỹ thuật sản xuất xưởng sản xuất Camera Module (SVCC), là một trong những người đặt nền móng xây dựng xưởng camera điện thoại của Samsung ở Việt Nam - nơi có hiệu suất cao nhất thế giới.

Vương kể lại: "Tôi ứng tuyển vào Samsung ngay khi tốt nghiệp ĐH Bách khoa với nguyện vọng được trở về quê. Đúng vào thời điểm giữa năm 2011, Samsung có kế hoạch xây dựng xưởng sản xuất Camera Module AF (camera phía sau) ở Việt Nam, tôi may mắn là một trong những người đầu tiên xây dựng, đặt nền móng cho xưởng sản xuất này.

Những người Việt trẻ góp công cải tiến nhà máy Samsung - Ảnh 2.

Nguyễn Trọng Vương

Nhiệm vụ của tôi là xây dựng văn bản, cả quy trình vận hành, các tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị và kỹ thuật của xưởng sản xuất. Kiến thức chuyên ngành cơ điện tử đã giúp tôi ứng dụng hiệu quả trong công việc.

Nhưng không chỉ xây dựng mà yêu cầu đặt ra là phải vận hành xưởng sản xuất làm sao đạt hiệu suất cao.

Năm 2014, khi Samsung sản xuất mẫu điện thoại chiến lược Galaxy S5, thách thức là làm sao để cải tiến chất lượng tốt nhất, sản xuất được model tốt nhất. Chúng tôi tập trung cho cải tiến kỹ thuật, cải tiến quy trình. Tôi mày mò, rà soát từng khâu, từng quy trình. Rồi còn phản hồi của khách hàng, phải thay đổi.

Năm 2015, tôi đảm nhận vị trí trưởng phòng kỹ thuật. Năm 2017, Samsung có model mới với camera có cửa chập đóng mở, nhưng công nghệ cũng thay đổi chóng mặt, phải test sản phẩm nhiều lần và chúng tôi mất hơn 1 năm để tìm ra bài học là quy trình kiểm soát nguyên vật liệu phải nhiều hơn.

Đó cũng là một trong những yếu tố giúp xưởng sản xuất camera của Samsung đạt hiệu suất sản xuất lên tới 99%, trở thành xưởng sản xuất đầu tiên trên thế giới đạt được tỉ lệ hiệu suất cho sản phẩm này. Nhiều đơn vị sản xuất trong Tập đoàn Samsung cũng như các công ty trên thế giới đã đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm chúng tôi.

Năm 2017, chúng tôi hoàn thành việc sản xuất model Dual Camera (camera kép) đầu tiên ở Việt Nam, nâng cao hơn nữa hiệu suất sản xuất 99,5%, tiếp tục phá "kỷ lục" của chính mình.

Đến nay, với vai trò là tổng trưởng phòng tại Samsung, dù làm lâu năm nhưng tôi chưa từng có ý định chuyển nơi làm việc khác. Bởi tôi thích môi trường đoàn kết, khuyến khích sự sáng tạo".

Chuyên gia ý tưởng cải tiến

Liên tục nghĩ ra các ý tưởng và cải tiến, Dương Văn Hùng, phó phòng phát triển sản phẩm mới công đoạn xử lý bề mặt, bất ngờ khi chưa có kinh nghiệm nhưng vẫn được giao quyền.

Hùng kể: "Tôi được trao cơ hội làm quản lý tới 80 nhân viên chỉ sau khi vào Samsung một tháng và được đi đào tạo ở Hàn Quốc.

Công việc phụ trách không đúng chuyên môn khi tôi triển khai các công việc liên quan đến xử lý bề mặt sản phẩm nhưng chuyên ngành học là cơ khí chế tạo máy.

Những người Việt trẻ góp công cải tiến nhà máy Samsung - Ảnh 3.

Dương Văn Hùng

Thời điểm năm 2014, Samsung chuyển từ sản xuất điện thoại khung nhựa sang khung kim loại, mà bộ phận tôi phụ trách là công đoạn đầu tiên trong dây chuyền sản xuất, là sản phẩm chiến lược, đòi hỏi sản lượng phải lớn, chất lượng phải "chuẩn".

Thường thiết kế ở Samsung đều từ Hàn Quốc áp sang. Đáng nhớ nhất với tôi là sáng kiến "cải tiến dụng cụ trong công đoạn xử màu" đã giúp thời gian thao tác tháo lắp sản phẩm giảm 14 lần, giảm gần như hoàn toàn lỗi phát sinh, tiết kiệm chi phí hơn 1,3 triệu USD/năm.

Từ việc sử dụng chất liệu titan nhôm làm khung, khá đắt và nặng, gây lỗi tới 80%, chúng tôi đã cải tiến trên cơ sở thay đổi hoàn toàn so với thiết kế ban đầu, giúp giảm lỗi đáng kể.

Đến nay tôi có hơn 50 ý tưởng cải tiến được ghi nhận và ứng dụng trong sản xuất".

"Bộ não" của thiết bị tự động

Hà Văn Huy (sinh năm 1989, quê Bắc Giang) - trưởng bộ phận tự động hóa nhà máy Samsung Bắc Ninh (SEV) - phụ trách thiết kế và lập trình các thiết bị tự động hóa như robot, xe tự hành, kiểm tra sản phẩm tự động, các hệ thống IoT... tại các nhà máy của Samsung.

Huy kể: "Từng có thời gian "rẽ ngang" sang làm bộ phận nhân sự, nhưng tôi không muốn bỏ cái nghiệp mà mình đã dày công học tập, tích lũy sau khi ra trường.

Những người Việt trẻ góp công cải tiến nhà máy Samsung - Ảnh 4.

Hà Văn Huy

Vì vậy sau 4 năm, tôi trở lại làm ở vị trí lập trình hệ thống IoT, lập trình ứng dụng điện thoại và năm 2019, tôi được giao làm trưởng bộ phận phụ trách thiết kế sản xuất và lập trình phần mềm cho nhà máy sản xuất thông minh.

Làm sao để nhà máy vận hành trơn tru với hiệu suất cao nhất luôn đặt yêu cầu cho chúng tôi phải liên tục cải tiến, kết nối giữa các bộ phận. Như tại xưởng sản xuất camera, trước khi sản phẩm ra thị trường phải kiểm tra ngoại quan, nhìn vào từng vị trí sản phẩm.

Công đoạn thủ công này mất nhiều thời gian, nên tôi đã phối hợp cùng giám đốc nhà máy nghiên cứu, lập trình chương trình, tích hợp thêm tính năng kiểm tra thông qua hệ thống kết nối trực tiếp hình ảnh camera với máy tính giúp các nhân viên không còn phải thao tác bằng mắt thường, đồng thời giảm thời gian kiểm tra 4 lần.

Chúng tôi liên tục cải tiến, nhà máy của Samsung ở Việt Nam nằm trong top dẫn đầu thế giới các nhà máy thông minh".

Người say mê robot

nonasciifile_1509349761

Nguyễn Đăng Phượng

Là người say mê với robot, Nguyễn Đăng Phượng (sinh năm 1990, Hà Tĩnh), quản lý thiết bị tự động hóa tại bộ phận MAIN, quản lý robot GTC.

Phượng kể: "Tôi có 7 năm gắn bó với Samsung, công việc đang đảm nhận hiện nay là tự động hóa tại bộ phận được xem là trái tim nhà máy, nơi lắp ráp điện thoại với rất nhiều công đoạn.

Dù không học về robot, nhưng tôi được trao cơ hội quản lý thiết bị tự động hóa, quản lý robot và cải tiến hiện trường sản xuất.

Một kỷ niệm đáng nhớ: năm 2020 tôi đưa ra ý tưởng sử dụng robot vào công đoạn dán tấm cường lực cho dòng điện thoại cao cấp của Samsung.

Sáng kiến này mang lại rất nhiều lợi ích như giảm thao tác thực hiện cho nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện, giảm thiểu vấn đề xước, bụi, bóng khí của lớp cường lực.

Tôi tin rằng nếu tạo được môi trường làm việc tốt, với đồng lương xứng đáng, thế hệ trẻ Việt Nam có thể làm được nhiều chuyện. Bên cạnh sự nỗ lực bản thân, giới trẻ cần được tin tưởng, hỗ trợ đào tạo chuyên sâu, khuyến khích theo đuổi đam mê".

Thủ tướng thăm Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam Thái NguyênThủ tướng thăm Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên

TTO - Chiều 3-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm nhà máy sản xuất, lắp ráp điện thoại và làm việc với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên tại Khu công nghiệp Yên Bình.

Nguồn bài viết