Nhật thực toàn phần phủ bóng tối lên Nam Cực

2 năm trước 215
Nhật thực toàn phần phủ bóng tối lên Nam Cực - Ảnh 1.

Các nhà khoa học quan sát hiện tượng nhật thực ở Nam cực ngày 4-12 - Ảnh: AFP

Theo Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA), hiện tượng này bắt đầu từ khoảng 2h sáng ngày 4-12, giờ địa phương (7h GMT) và thời gian xảy ra nhật thực toàn phần chỉ kéo dài 40 giây. 

Trong thời gian mùa hè ở Nam Cực, mặt trời dường như không bao giờ lặn, do đó có thể quan sát được hiện tượng nhật thực vào thời gian này.

NASA đã truyền trực tiếp (livestream) hiện tượng trên từ trại Union Glacier ở Nam Cực, cách Bắc Cực khoảng 1.000km về phía Bắc. "Quang cảnh thật sự tuyệt vời", trang phys.org dẫn lời chuyên gia Raul Cordero của Đại học Santiago (Chile) mô tả về "vòng tròn lửa" trên bầu trời khi xảy ra nhật thực.

Hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng, đồng thời Mặt trăng đi qua giữa Mặt trời và Trái đất. 

Nhật thực toàn phần diễn ra khi Mặt trăng ở quanh cận điểm quỹ đạo, che khuất hoàn toàn Mặt trời, khi đó các vùng bóng tối và bóng nửa tối sẽ hình thành trên bề mặt Trái đất.

Để có thể quan sát được nhật thực toàn phần, người xem phải đứng ở vùng bóng tối của Mặt trăng. Những người đứng ở vùng bóng nửa tối chỉ quan sát được hiện tượng nhật thực một phần.

Hiện tượng nhật thực tại Nam Cực ngày 4-12 - Nguồn: Euronews

Tại Nam Cực, chỉ một số ít các nhà khoa học, chuyên gia và người du lịch mạo hiểm, những người đã phải trả đến 40.000 USD cho chuyến đi, và những chú chim cánh cụt có cơ hội quan sát được nhật thực toàn phần.

Ở những nơi khác trên thế giới như Nam Phi, Chile, Úc, New Zealand… có thể quan sát được nhật thực một phần. Lần cuối cùng hiện tượng nhật thực toàn phần ở Nam Cực là vào năm 2003 và lần tiếp theo dự kiến vào năm 2039.

Chiêm ngưỡng ảnh chụp nhật thực ‘vòng lửa’ ngày 10-6Chiêm ngưỡng ảnh chụp nhật thực ‘vòng lửa’ ngày 10-6

TTO - Khoảng 17h51 chiều 10-6 theo giờ Việt Nam, một số khu vực trên thế giới đã có cơ hội chiêm ngưỡng nhật thực ‘vòng lửa’ siêu hiếm. Đây là một trong những sự kiện thiên văn được mong đợi nhất năm 2021.

Nguồn bài viết