Nhật Bản lần đầu ghi nhận hơn 10.000 ca COVID-19 trong ngày

3 năm trước 491
Nhật Bản lần đầu ghi nhận hơn 10.000 ca COVID-19 trong ngày - Ảnh 1.

Một nhà hàng lắp đặt vách ngăn tại Tokyo, Nhật Bản, để ngăn dịch bệnh lây lan - Ảnh: REUTERS

Theo NHK, thủ đô Tokyo và các khu vực lân cận chiếm phần lớn tổng số ca nhiễm trên toàn quốc của Nhật Bản.

Cụ thể, tổng số ca nhiễm của Nhật trong ngày 29-7 là 10.693, trong đó 3.865 ca tại Tokyo.

Thủ đô Nhật Bản đã ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục ba ngày liên tiếp. Theo NHK, một chuyên gia của chính quyền thành phố đã gọi đây là mức tăng chưa từng có.

Chỉ trước đây một ngày, Nhật Bản đã vượt mức 9.000 ca nhiễm trong ngày lần đầu tiên. Tổng số ca COVID-19 tại quốc gia này đã lên đến khoảng 900.000.

Diễn biến phức tạp của dịch bệnh đang đè nặng áp lực lên chính phủ của Thủ tướng Suga Yoshihide. Nhật Bản đang dự tính mở rộng tuyên bố khẩn cấp ra thêm 4 quận, bao gồm Saitama, Chiba, Kanagawa và Osaka.

“Chính phủ đang đối phó với tình hình hiện nay với tinh thần khẩn trương. Theo yêu cầu của một số chính quyền địa phương, tôi quyết định triệu tập một cuộc họp với chuyên gia vào ngày 30-7 nhằm bàn luận về tình trạng khẩn cấp và bán khẩn cấp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan”, ông Suga phát biểu tại một cuộc họp báo.

Trưởng nhóm cố vấn chính phủ Nhật Bản về đại dịch Omi Shigeru bày tỏ e ngại “hầu như không có bất kỳ yếu tố nào hiện nay có thể hạn chế số ca nhiễm”.

Ông Omi cảnh báo hệ thống y tế Nhật Bản sẽ sớm quá tải, trừ khi cộng đồng cùng hiểu đây là giai đoạn khủng hoảng.

Tờ Mainichi cho biết một số ý kiến tại Nhật cho rằng Thế vận hội Olympic 2020 là nguyên nhân khiến số ca COVID-19 tăng lên.

Ông Suga đã bác bỏ sự hoài nghi này, đồng thời cho biết chính phủ đã “áp dụng các biện pháp ngăn chặn virus như cắt giảm dòng người (ở nơi công cộng) và kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn để ngăn chặn sự lây lan của virus bởi du khách nước ngoài”.

 Myanmar có nguy cơ là Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc: Myanmar có nguy cơ là 'quốc gia siêu lây nhiễm COVID-19’

TTO - Myanmar đang thúc đẩy hợp tác nhiều hơn nữa với cộng đồng quốc tế để đối phó với dịch COVID-19 trong bối cảnh chuyên gia Liên Hiệp Quốc cảnh báo Myanmar có nguy cơ trở thành "quốc gia siêu lây nhiễm".

Nguồn bài viết