Nhóm tư vấn WHO khuyến nghị tiêm tăng cường cho người suy giảm miễn dịch

3 năm trước 218
Nhóm tư vấn WHO khuyến nghị tiêm tăng cường cho người suy giảm miễn dịch - Ảnh 1.

Các loại vắc xin COVID-19 của Hãng Moderna, Johnson & Johnson và Pfizer - Ảnh: REUTERS

"SAGE khuyến nghị những người bị suy giảm miễn dịch vừa và nặng nên tiêm liều tăng cường. Những người này ít có khả năng sinh kháng thể đầy đủ nếu họ chỉ được tiêm theo tiêu chuẩn cơ bản và có nguy cơ mắc COVID-19 cao", nhóm tư vấn cho biết.

Theo Hãng tin AFP, SAGE nhấn mạnh trước khi các nước thực hiện khuyến nghị này, hướng đến phủ tối đa 2 liều vắc xin cho người dân trong nước, sau đó có thể tiến hành tiêm liều thứ ba, bắt đầu từ các nhóm cao tuổi nhất.

Cho đến nay, WHO đã phê duyệt tổng cộng 7 loại vắc xin COVID-19 của các hãng Moderna, Pfizer/BioNTech, Johnson & Johnson, Oxford/AstraZeneca, Sinopharm, Sinovac và vắc xin Covishield (phiên bản AstraZeneca do Ấn Độ sản xuất).

Trước đó, ngày 4-10, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê duyệt tiêm liều tăng cường của Pfizer/BioNTech và Moderna cho người từ 18 tuổi trở lên bị suy giảm miễn dịch.

Trước đó nữa, ngày 23-9, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đã đề xuất tiêm liều tăng cường của Hãng Pfizer/BioNTech cho người già và nhóm người dễ bị tổn thương trước COVID-19.

CDC Mỹ ra khuyến nghị trên một ngày sau khi Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ "bật đèn xanh", cho phép tiêm liều tăng cường vắc xin Pfizer/BioNTech cho người từ 65 tuổi trở lên.

Trước Mỹ, Israel đã tiêm liều tăng cường cho tất cả người trên 30 tuổi đủ điều kiện.

 Liều vắc xin Pfizer tăng cường có hiệu quả ra sao?HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Liều vắc xin Pfizer tăng cường có hiệu quả ra sao?

TTO - Một nhóm nhà khoa học Mỹ vừa tiến hành nghiên cứu về hiệu quả phòng chống COVID-19 của mũi tiêm thứ 3 đối với bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng hóa chất.

Nguồn bài viết