Ngắn hạn tăng, nhưng AUD/USD chưa có được xu hướng dài hạn
Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 5, phản ánh sự cảnh giác của họ trước tốc độ lạm phát và thị trường lao động đang chậm lại. Mặc dù dữ liệu về lạm phát và thị trường lao động không hạ nhiệt như kỳ vọng nhưng Ngân hàng Dự trữ Australia cho thấy không có xu hướng tiếp tục thắt chặt chính sách.
Đáp lại, đồng đô la Úc giảm so với đồng Dollar Mỹ do kỳ vọng của thị trường về một đợt tăng lãi suất khác trong năm nay suy yếu. Tóm lại, thị trường ngoại hối toàn cầu bị ảnh hưởng đáng kể bởi những kỳ vọng chính sách của ngân hàng trung ương ở nhiều quốc gia khác nhau.
Dữ liệu việc làm yếu kém của Hoa Kỳ và lập trường ôn hòa của Cục Dự trữ Liên bang đã mang lại cho thị trường một định hướng rõ ràng, trong khi sự can thiệp tiềm tàng từ Ngân hàng Nhật Bản và cách tiếp cận thận trọng từ Ngân hàng Dự trữ Úc đã làm tăng thêm sự không chắc chắn. Các nhà đầu tư cần hết sức chú ý đến dữ liệu kinh tế và các quyết định chính sách sắp tới để đưa ra lựa chọn đầu tư sáng suốt.
AUDUSD
cũng chưa cho ra được một xu hướng kỹ thuật trong dài hạn khi mà các đợt tăng giá đều đang bị giới hạn bởi khu vực từ điểm kỹ thuật 0.66225 đến mức Fibonacci 0.50%, được mô tả bằng hình chữ nhật màu hồng trên biểu đồ kỹ thuật.
Trong ngắn hạn, xu hướng của AUD/USD được chú ý bởi xu hướng tăng từ kênh giá (a). Tuy nhiên thì để AUD/USD có đủ triển vọng tăng nhiều hơn nữa thì nó cần phá vỡ được mức Fibonacci 0.50% và phá vỡ trên cạnh trên kênh giá (a), lúc này mức mục tiêu có thể hướng đến 0.67806.
Mặt khác, việc duy trì hoạt động giá dưới mức 0.66225 tạo ra nguy cơ AUD/USD sẽ kiểm tra lại mức Fibonacci 0.618%. Tín hiệu tiêu cực sẽ xảy ra với AUD/USD nếu nó phá vỡ dưới mức Fibonacci 0.618% bởi điều này đồng nghĩa với xu hướng tăng ngắn hạn một lần nữa bị từ chối.
Trong thừoi gian tới, xu hướng về mặt kỹ thuật ủng hộ cho khả năng tăng giá với các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 0.65844 – 0.65481
Kháng cự: 0.66225 – 0.66643
@BestSC