Người trẻ chăm chút chỗ làm việc ở nhà

3 năm trước 277
Người trẻ chăm chút chỗ làm việc ở nhà - Ảnh 1.

Hoàng Nhật Hạ (trái) và Quang Nguyễn - Ảnh: NVCC

Cũng từ đây, người trẻ bắt đầu chịu đầu tư cho không gian làm việc tại nhà. Cắm một bình hoa, đặt một bức hình hay câu khẩu hiệu tạo động lực, chọn một chiếc ghế tạo sự thoải mái... Họ tự tay xây nên không gian làm việc "trong mơ" ngay tại nhà.

"Nếu mang tâm lý làm lúc nào cũng được, từ sáng đến tối có thời gian để làm thì dễ sinh ra sự trì hoãn. Hãy tự quy định một thời gian nhất định để ngồi vào bàn làm việc.

PHƯƠNG DUNG

Hoạch định lại thói quen

"Sáng mình vẫn dậy lúc 8h30, đánh răng, thay đồ, xuống pha cà phê rồi ăn sáng. 9h hơn, mình vô bàn làm việc. Giờ mình không cần phải mất thời gian trang điểm, lựa chọn quần áo và di chuyển đến nơi làm nữa", Hoàng Nhật Hạ, cô bạn sinh năm 1991, cười.

Nhật Hạ là một trong những người trẻ đang từng ngày học cách thích nghi với sự thay đổi. Với nhiều người, làm việc tại nhà là một sự "mắc kẹt". Với Nhật Hạ, đây lại là cơ hội để cô... tăng hiệu suất làm việc.

Trong một năm rưỡi qua, từ khi dịch COVID-19 lan rộng ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, có nhiều thay đổi buộc những nhân viên văn phòng như Hạ nhìn nhận lại và thay đổi cách làm việc truyền thống. Không còn những buổi sáng bấm vân tay điểm danh, không còn những buổi trưa rời văn phòng đi ăn cơm, chợp mắt vội 15 phút, và những buổi chiều nhích từng bước trên đoạn đường chật ních những người cũng đang trở về nhà sau ngày dài làm việc.

"Mình có thời gian ở gần gia đình hơn, nhờ vậy mà như được "sạc" lại năng lượng và có tinh thần nhiều hơn. Bất cứ khi nào trong ngày, mình cũng sẵn sàng kiểm tra hộp mail và trả lời tin nhắn. Nhiều khi rảnh quá cũng mò vào mail xem luôn", Hạ cười tươi. Không gian và tâm lý thoải mái khiến Hạ không còn bó buộc mình trong cảm giác "sáng 8 giờ làm, chiều 6 giờ về" hay quyết tâm đóng máy tính vì "10 tiếng là quá đủ".

Nhật Hạ mỗi ngày học cách chăm chút cho phòng làm việc tại nhà. Cô chưng một bình hoa nhỏ, bức ảnh cưới của vợ chồng Hạ được đặt ngay ngắn cạnh đó. Cô mang cả bộ văn phòng phẩm ở công ty về để có tinh thần làm việc "hết công suất". Phòng làm việc của Hạ riêng biệt, cách xa khu vực sinh hoạt của các thành viên khác 2 tầng và hướng ra bancông, tạo tầm nhìn thoáng mát. Trong phòng đặt hai chiếc bàn. Một cho Hạ, một cho chồng cô.

"Ai làm việc người nấy. Nếu một trong hai người phải họp thì mang máy vào phòng khác. Mình thấy thoải mái hơn, không đặt nặng vấn đề chỉ làm 10 tiếng mỗi ngày nữa. Mình thấy thời gian này làm việc hiệu quả hơn rất nhiều", cô chia sẻ.

Vừa làm, vừa thư giãn

Quang Nguyễn, cậu bạn 9X đang sinh sống tại Canada, nhấn mạnh: "Đừng làm gần giường ngủ. Hãy tạo không gian làm việc riêng biệt và chuyên nghiệp, hướng nhìn vào tường hoặc sân vườn".

Vừa có con nhỏ, Quang nói bạn dễ mất tập trung trong quá trình làm việc. Vì vậy, Quang đặt những thời hạn cho từng nhiệm vụ nhỏ, ngắn hạn.

"Thường mình xếp việc dễ, nhanh để hoàn thành trước. Việc nào cần thời gian dài và khó hơn thì chia ra sau, từng chút một. Mình cũng đặt mục tiêu cuối ngày phải hoàn thành những nhiệm vụ gì", Quang nói.

Bạn rất chú ý đến yếu tố sức khỏe và sự dễ chịu khi làm việc tại nhà, như chọn chiếc ghế phù hợp để tránh mỏi lưng, hay sau 20 phút đến một tiếng thì dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn mắt và đầu óc.

Cô bạn Phương Dung, một 9X khác đang sống tại TP.HCM, từng có thời gian làm quản lý và huấn luyện cho nhân viên làm việc tại nhà, chia sẻ: "Khu vực làm việc phải riêng biệt để tránh tất cả những gì khiến mình mất tập trung hoặc ‘xui khiến’ mình đi làm việc khác. Nếu không tạo được không gian riêng, hãy ngồi quay lưng lại với các yếu tố đó, ví dụ khu bếp, tủ lạnh, cửa, giường...".

Dung nhấn mạnh người trẻ cần bố trí không gian làm việc tại nhà "sao cho đó là nơi mình có cảm hứng làm việc nhất". Nếu nơi làm việc bừa bộn và lẫn nhiều thứ khác hoặc tạm bợ thì sẽ rất dễ mất tập trung và mất hứng, làm giảm mức độ quan trọng của công việc. Khi buộc phải tận dụng bàn ăn, bàn sofa, bàn trang điểm để làm, Dung khuyên tốt nhất nên dọn sạch sẽ bàn, tránh để nhiều đồ không liên quan đến công việc trước mặt. Bên cạnh đó, nên đặt cho bản thân thời gian biểu để làm việc trong ngày thay vì làm tùy thích bất kể thời gian.

nguoi tre

Phương Dung (giữa) - Ảnh: NVCC

Một trong những điểm giúp công việc hiệu quả là lên danh sách việc cần làm từ đêm hôm trước, hoặc càng sớm càng tốt. Sắp xếp nhiệm vụ một cách khoa học, có thể thực hiện được và cân đối giữa việc khó và dễ.

"Nếu một ngày chỉ toàn đối diện với các nhiệm vụ kéo dài, khó khăn hoặc chưa thể hoàn thành thì rất dễ nản, sợ làm không xong, hoặc lại tiếp tục trì hoãn", Phương Dung nói.

Khi làm việc, cô bạn 9X chuẩn bị sẵn bên mình một bình nước từ 500-700ml, hoặc chút đồ ăn vặt, cà phê, tránh việc chốc chốc rời bàn để đi lấy đồ.

Việc dậy sớm và xây dựng được thói quen lành mạnh hằng ngày như tập thể dục, đọc tin tức, ăn sáng... sẽ tạo hứng khởi cả về tinh thần và thể chất, tạo năng lượng tích cực để làm việc tại nhà thoải mái.

Phương pháp Pomodoro, còn gọi là phương pháp quả cà chua (làm 25 phút, nghỉ 5 phút), theo Phương Dung, cũng là giải pháp hiệu quả để cân đối giữa làm việc và nghỉ ngơi.

 làm việc từ xa, doanh nghiệp cần gì?Cách thức mới: làm việc từ xa, doanh nghiệp cần gì?

TTO - Đứng trước những thử thách của xu hướng làm việc từ xa (work from home, viết tắt WFH), các doanh nghiệp thiết kế lại văn hóa doanh nghiệp (CC) ra sao, lao động trẻ cần chuẩn bị gì để có thể tồn tại và phát triển bền vững?

Nguồn bài viết