Người cha chạy xe ôm nuôi con bại não: ‘Dù thế nào thì nó vẫn là con tui’

3 năm trước 313
 ‘Dù thế nào thì nó vẫn là con tui’ - Ảnh 1.

Ông Trần Văn Hưng cùng người con trai Trần Hiệp Tài - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Đó là hoàn cảnh của ông Trần Văn Hưng (58 tuổi) cùng cậu con trai Trần Hiệp Tài (34 tuổi, bại não bẩm sinh).

Gian trọ thuê với 2,2 triệu đồng, rộng hơn 15 mét vuông của hai cha con ông Hưng nằm đầu con hẻm số 57 (đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, TP.HCM).

Phòng vốn nhỏ lại càng chật hẹp khi chất đầy những thùng mì tôm, bao gạo, chai nước tương… do các đoàn thiện nguyện, tổ dân phố gửi tặng hai cha con.

Sống trong chật chội, nhưng ông luôn tỏ ra hạnh phúc, bởi dù gì, hai cha con sẽ không phải lo đói trong những tháng ngày tới.

Xưa giờ chạy xe ôm bằng chiếc xe cũ rích đã ế khách, nay còn dịch bệnh triền miên nên hai cha con tui chỉ biết sống nhờ vô mấy phần quà đó đấy.

Ông Trần Văn Hưng tâm sự

 ‘Dù thế nào thì nó vẫn là con tui’ - Ảnh 3.

Ông Trần Văn Hưng - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Vợ ông qua đời vì bệnh tiểu đường năm anh Tài 19 tuổi. Ông Hưng ngày ngày chạy xe ôm, chắt chiu từng đồng bạc lẻ để nuôi con.

Từ tắm rửa, vệ sinh, ăn uống, ngủ nghỉ của Tài đều do một tay ông Hưng lo liệu. Chăm con suốt ngần ấy năm, ông Hưng nói chỉ cần nhìn qua một vài cử chỉ là biết được anh Tài muốn gì.

"Nếu nó muốn đi vệ sinh thì sẽ kêu lên, mình nằm bên thì đưa chân đạp đạp như báo hiệu vậy đó" - ông Hưng kể.

 ‘Dù thế nào thì nó vẫn là con tui’ - Ảnh 4.

Điều chỉnh kênh tivi là điều duy nhất anh Tài có thể làm - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Trong phòng, món đồ giá trị nhất là chiếc tivi màu đời cũ. Chẳng còn mấy giá trị kinh tế, thế nhưng chiếc tivi này được xem như là "người bạn thân thiết" của Tài. Chẳng thể đi lại, Tài có thể tự bấm chuyển kênh khi muốn.

"Tôi chạy xe suốt ngày, đến giờ mới về cho ăn, đi vệ sinh, nên tivi như bạn của nó. Bấm được chương trình hay là nằm lăn qua trở lại xem cả ngày, mà không thích là vùng dậy bằng được để chuyển kênh" - ông Hưng cười.

Ông Hưng nói giờ đây chỉ mong trời cho sức khỏe, dịch bệnh qua đi để ra đường chạy xe kiếm sống nuôi con. Anh Tài như hiểu thấu tâm sự, lết đến cạnh ông Hưng rồi ngã vào lòng cha, nằm dài trên chân. Hai cha con họ cứ thế cười với nhau. Ông Hưng cười để con thêm mạnh mẽ, còn anh cười như để xoa đi nỗi đau của cha…

 ‘Dù thế nào thì nó vẫn là con tui’ - Ảnh 5.

Mọi sinh hoạt của anh Tài đều do một tay ông Hưng lo liệu - Ảnh: CÔNG TRIỆU

 ‘Dù thế nào thì nó vẫn là con tui’ - Ảnh 6.

Vì căn bệnh, anh Tài luôn vùng vẫy nên việc cho ăn, uống rất khó khăn - Ảnh: CÔNG TRIỆU

 ‘Dù thế nào thì nó vẫn là con tui’ - Ảnh 7.

Cạo râu, cắt tóc cho anh Tài cũng do một tay ông Hưng làm - Ảnh: CÔNG TRIỆU

 ‘Dù thế nào thì nó vẫn là con tui’ - Ảnh 8.

Anh cười khoe ngay với cha khi chuyển được kênh TV - Ảnh: CÔNG TRIỆU

 ‘Dù thế nào thì nó vẫn là con tui’ - Ảnh 9.

Căn phòng chật chội chứa đầy mì tôm, gạo, nước tương mà mọi người tặng cho hai cha con ông Hưng - Ảnh: CÔNG TRIỆU

 ‘Dù thế nào thì nó vẫn là con tui’ - Ảnh 10.

Một nhà hảo tâm đã tặng ông Hưng chiếc xe máy mới để chạy xe ôm - Ảnh: CÔNG TRIỆU

 ‘Dù thế nào thì nó vẫn là con tui’ - Ảnh 11.

Có chiếc xe mới, ông Hưng mong đợi qua đợt dịch này sẽ kiếm được nhiều tiền lo bữa ăn cho con - Ảnh: CÔNG TRIỆU

'Mẹ đi chống dịch, đừng để đói bụng nhé' vào tranh vẽ

TTO - Từ các câu chuyện nhỏ, cảm động trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, nhiều bạn trẻ đã vẽ lại và đăng tải trên mạng xã hội như cách để cổ vũ, cùng nhau chung tay chống dịch.

Nguồn bài viết